Tiếp tục với kí sự Vietnam Jungle Marathon 2018 còn dang dở, bài viết phần 2 này sẽ kể tiếp hành trình chiến đấu của mình trong nửa cuối chặng đua 42K dưới điều kiện thời tiết dã man ở Pù Luông.
1. Sốc nhiệt nơi dốc đứng
Vứ mới qua khỏi CP6, sự hưng phấn của mình nhanh chóng bị tạt một gáo nước lạnh ngay khi mình bước chân vào lãnh địa của mũi giáo The Spike. Mặc dù đã có kinh nghiệm thi đấu năm ngoái và đã chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt, nhưng mình vẫn cảm thấy bị sốc khi một lần nữa phải đối mặt với địa hình dốc đứng toàn đá với đá.
Gọi là vượt dốc có lẽ không phù hợp lắm, chính xác hơn là bò lên núi. Không hề có đường mòn, chỉ có các hòn đá to chồng chất lên nhau không ngớt.(Kí sự VJM 2017)
Khi mới leo được nửa con dốc, đột nhiên mình cảm thấy toàn thân mệt lả, kèm theo hoa mắt, chóng mặt. Có vẻ như dấu hiệu của bị sốc nhiệt, ngay lập tức mình kiếm góc mát để nghỉ chân, đồng thời nhanh chóng nạp thêm Gel, uống thêm nước và điện giải.
Sau 15 phút dưỡng sức, khi cảm thấy cơ thể đã tỉnh táo trở lại, mình mới dám tiếp tục hành trình.
Tình trạng sốc nhiệt gần như xảy ra với tất cả mọi người tham gia VJM 2018 lần này. Thời tiết nắng nóng kết hợp với địa hình khắc nghiệt đã tạo nên thử thách quá dã man! Đây cũng là trải nghiệm khủng khiếp nhất mà mình đã từng trải qua từ lúc bắt đầu chạy bộ đến giờ.
Không ít vận động viên đã phải tạm ngừng thi đấu để bảo đảm an toàn cho mình, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra vì sốc nhiệt do gắng sức.
2. Làm bạn với cơn đau
Những cơn đau nhen nhóm từ sau CP5 khi đôi chân đã mỏi nhừ sau vì 8km leo dốc bê tông dưới tiết trời oi nóng. Nhờ có hai cặp bó đùi và bó bắp chân hỗ trợ nên mình vẫn có thể chống chọi, chưa bị “lũ chuột cắn xé”.
Chặng đường trước mắt chắc chắn sẽ chông gai hơi bội phận. Mình đứng giữa 2 lựa chọn:
- Chơi an toàn: giảm tốc độ, tránh chuột rút bằng mọi giá.
- Chơi tới cùng: mặc kệ chuột, nó cắn chán rồi cũng bỏ đi thôi! (tự động viên)
Ở VMM 2017, mình đã chọn cách 1: chơi an toàn. Lo lắng, sợ hãi, mình không dám tăng tốc, chỉ dám đi bộ gần như từ đầu đến cuối. Đôi chân không bị chuột rút nhưng vẫn căng cứng, đau đớn về đích sau hơn 10 tiếng rưỡi.
Kinh nghiệm từ những giải chạy địa hình trước đây mách bảo rằng đau đớn là không thể tránh khỏi. Chỉ có cách làm quen với nó mới có thể giúp mình về đích sớm. Lo lắng sợ hãi chỉ khiến đau đớn thêm kéo dài.
Do đó, lần này mình chọn cách 2: chơi tới cùng. Kể từ HIM 2017, mình luôn lên dây cót tinh thần mỗi khi thi đấu giải: “Chiến đấu hết sức mình để đạt được kết quả tốt nhất!“. Lần này cũng vậy, không camera, không quay phim, không chụp ảnh, chỉ có một quyết tâm về đích càng sớm càng tốt.
Làm bạn với cơn đau, bạn sẽ không bao giờ đơn độc
Ken Chlouber, người kiến tạo giải đua Leadville Trail 100
Kể từ đỉnh Mũi Giáo, hai bên đùi trước của mình bắt đầu bị chuột rút lần 1, lần 2,…và sau đó mình chẳng bận tâm nữa. Bộ vớ ống bó đùi trở nên cực kỳ hữu dụng khi giữ chặt các bó cơ ở nguyên vị trí. Khi lũ chuột bị nhốt chặt dưới lớp bó ống chân, các cơn đau biến thành động lực giúp mình có thể tinh thần chiến đấu.
Ráng lên, về đích sẽ được tắm mát, sẽ được nghỉ ngơi. Không còn bị hành hạ nữa…
3. Tăng tốc về đích
Khi cơn đau đã trở thành một phần tất yếu của hành trình, bên cạnh nắng nóng và dốc cao, mình như rũ bỏ được áp lực. Đôi chân dù đau đớn nhưng càng trở nên nhanh nhẹn và thanh thoát hơn khi càng tiến gần về vạch đích.
Để giảm áp lực cho đôi chân mỏi mệt, từ CP6, mình đã chơi liều giảm tải lượng nước uống mang theo: không sử dụng bình nước 1.5L sau lưng nữa mà chỉ dùng 2 bình nước dẻo 500ml trước ngực.
Giảm được 1.5kg trên người nhưng mình phải đối diện với rủi ro thiếu nước trên đường chạy, đặc biệt dưới thời tiết nắng nóng hôm đó. May mắn là canh bạc đã thành công!
Biểu đồ dưới đây mình lấy từ Garmin Connect, cho thấy thời tiết ngày hôm đó dã man ra sao: từ 30oC lúc 5h30 sáng lên đến 37.5oC lúc 2h trưa, và có thể tăng cao hơn nữa sau đó.
Áp lực của việc sợ bị thiếu nước uống, áp lực của việc muốn kết thúc cơn đau càng giúp mình có thêm động lực để tăng tốc về đích nhanh hơn. Mình tận dụng mọi cơ hội trên đường để tiếp nước và làm mát cho cơ thể nóng bừng.
Càng gần về đích đến, càng nhiều “mảnh đời” bất hạnh nằm lây lất trên đường. Đó là những hình ảnh đặc trưng của chạy trail địa hình mà chúng ta không thể tìm thấy ở các giải chạy bộ đường nhựa trong thành phố.
Bằng tất cả nỗ lực chiến đấu, mình hoàn thành VJM 2018 với thời gian: 8:22:39, vượt xa chỉ tiêu 9 tiếng đặt ra sau nửa đầu chặng đua. Thêm một huy chương 42K được bổ sung vào bộ sưu tập!
4. Lời kết
Nếu cần phải xếp hạng về độ khó của các giải chạy trail địa hình mình đã từng tham gia (VMM, DUT, VJM), VJM chắc chắc sẽ đoạt ngay ngôi quán quân. Số lượng vận động viên không thể hoàn thành cuộc đua (DNF) phần nào phản ánh sự khắc nghiệt của giải chạy này:
- Cự ly 25km có 484 người – 62 DNF
- Cự ly 42km có 302 người – 29 DNF
- Cự ly 70km có 142 người – 48 DNF (34 người shortcut)
Nếu bạn dự định tham VJM 2019 năm sau, hãy nhớ chuẩn bị thật kỹ thể lực, tâm lý và khả năng chịu đựng trước khi đâm đầu vào thung lũng tử thần ở Pù Luông. Đừng lơ ngơ điếc không sợ súng như nhiều trường hợp mình đã từng gặp:
“Em mới chạy được 10K. VJM này đăng ký 70K luôn. Chạy không nổi thì đi bộ cũng về đích được đúng không anh?!“
“Ờ, chúc em ngàn lần may mắn!”
Chạy marathon địa hình không phải đi chơi đâu!
Cuối cùng, xin cám ơn những người bạn đã đồng hành cùng mình xuyên suốt hành trình VJM 2018 năm nay.
Cám ơn những lời chia sẻ từ anh Tuấn, anh Tùng,… “Nhờ có blog của em mà anh có động lực bắt đầu chạy bộ và tham gia giải chạy này. Cám ơn Yêu Chạy Bộ.” It means a lot to me!
Hẹn gặp ở Vietnam Mountain Marathon 2018 nhé!
Xem tiếp các bài viết trong series: Kí sự VJM 2018
Các bài viết cùng từ khoá VJM 2018
- [VJM 2018] Tuần 1 – Mệt quá má ơi!
- [VJM 2018] Tuần 2 & 3 – Tìm lại động lực tập luyện
- [VJM 2018] Tuần 4 & 5 – Chạy chui ở Resolution Run và “tập huấn” ở Quy Nhơn
- [VJM 2018] Tuần 6 – Cháy hết mình, chạy xẹp bình
- Bạn đã sẵn sàng cho Vietnam Jungle Marathon 2018 chưa?
Các bài viết cùng từ khoá Vietnam Jungle Marathon
- [QC] Du lịch thể thao tiếp tục lên ngôI vớI giảI chạy Vietnam Jungle Marathon Pù Luông 2020
- Bạn đã sẵn sàng cho Vietnam Jungle Marathon 2018 chưa?
- Kí sự Vietnam Jungle Marathon – [Phần 3] Hành quân về nhà
- Kí sự Vietnam Jungle Marathon 2017 – [Phần 1] Đường xa vạn dặm
- Kí sự Vietnam Jungle Marathon 2017 – [Phần 2] Khi mọi nỗi đau đều đáng giá
Các bài viết cùng từ khoá chinh phục 42K
- [HCMC Marathon 2018] Lên giáo án tập luyện Marathon
- [HCMC Marathon 2018] Tuần 1 – Lần đầu chạm mốc 30K trên đường nhựa
- [HCMC Marathon 2018] Tuần 2 – Nghỉ dưỡng ở Đà Lạt: Ăn nhiều, ngủ nhiều, chạy chẳng bao nhiêu
- [HCMC Marathon 2018] Tuần 3 – Trời lạnh ngủ sướng
- [HCMC Marathon 2018] Tuần 4 & 5 – Bận rộn nhà cửa, xao nhãng tập luyện
Các bài viết cùng từ khoá chạy trail
- [Tổng kết tuần] Cảm xúc lẫn lộn – Bắt đầu hành trình VMM 2017
- [Tổng kết tuần] Tập đầu tiên tập luyện hướng đến VMM 2017
- [Tổng kết tuần] Tuần 2 tập luyện cho VMM 2017
- [Tổng kết tuần] Tuần 3 VMM 2017 – Cày Half-Marathon cuối tuần
- [Tổng kết tuần] Tuần 5 VMM 2017 – Hoàn thành 4 Half Marathon liên tiếp trong 1 tháng
Cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm, mình đang cố gắng luyện tập để rèn luyện sức khoẻ thôi, chạy đến 10k là hết sức rồi