You don’t have to be fast. But you’d better be fearless.
Christopher McDougall

Xin được mở đầu bài viết kí sự Vietnam Jungle Marathon 2018 lần này bằng câu châm ngôn yêu thích của mình bởi Christopher McDougall – tác giả quyển sách Born To Run (Sinh Ra Để Chạy):

Bạn không cần phải nhanh. Bạn chỉ cần không biết sợ hãi.

Đó chính là động lực thi đấu của mình và có lẽ của rất nhiều các vận động viên khác trong ngày thi đấu ám ảnh cuối tuần qua ở Pù Luông. Ám ảnh bởi nắng, dốc và những cơn đau!

Quảng Cáo

Thật khó diễn tả bằng lời những khó khăn và cảm xúc của VJM 2018. Chỉ có những người trong cuộc mới có thể đồng cảm với nhau về những thử thách khủng khiếp ngày hôm đó với bao cung bậc cảm xúc xuyên suốt hành trình.

Những dòng kí sự dưới đây chỉ phản ánh phần nào những trải nghiệm mình đã trải qua trên đường đua. Nếu bạn thực sự muốn trải nghiệm VJM, đừng bỏ lỡ cơ hội vào năm sau nhé. Tuy nhiên nhớ phải tập luyện nghiêm túc và chu đáo, đừng dại dội đâm đầu vào “địa ngục” nếu bạn chưa thật sự sẵn sàng.

Chạy trail không phải đi chơi đâu!

https://www.instagram.com/p/Bhk0dyFnBnF/?taken-by=yeuchaybo

Kí sự lần này mình chỉ tập trung vào trải nghiệm trên đường chạy 42K. Để có cái nhìn tổng quát hơn về trải nghiệm di chuyển, ăn ngủ với Vietnam Jungle Marathon, các bạn có thể xem lại loạt bài kí sự Kí sự VJM 2017 năm ngoái:

Kí sự Vietnam Jungle Marathon 2017 – [Phần 1] Đường xa vạn dặm

Kí sự Vietnam Jungle Marathon 2017 – [Phần 2] Khi mọi nỗi đau đều đáng giá

Kí sự Vietnam Jungle Marathon – [Phần 3] Hành quân về nhà

1. Liều thuốc tinh thần: Sinh Ra Để Chạy

Đến với VJM 2018, bên cạnh các món đồ nghề chạy trail quen thuộc, hành trang của mình được trang bị thêm liều thuốc tinh thần: sách Sinh Ra Để Chạy, được dịch bởi anh Nguyễn Kiến Quốc từ bản gốc Born To Run của Christopher McDougall.

Sách chạy bộ mình thu gom từ năm 2014 nhưng đến giờ chỉ mới đọc được 2/4 cuốn.

Born To Run là một trong những quyển sách về chạy bộ đầu tiên mình đặt mua hồi năm 2014 nhưng đến giờ vẫn chưa đọc xong, vì vừa lười vừa ngán đọc tiếng Anh. Giờ có bản dịch tiếng Việt thật tuyệt vời!

Đọc vội vài chương đầu của sách trong thời gian chờ đợi ở sân bay, mình nhanh chóng được tiếp thêm sinh lực, sẵn sàng đối đầu với những thử thách khó khăn đang chờ đợi ở Pù Luông. Xem cảm nhận của mình về sách bên dưới

Cảm nhận về sách Sinh Ra Để Chạy (Born to Run)

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về chuyến phiêu lưu của tác giả đến vùng đất của thổ dân Tarahumara, hãy đặt mua sách theo link dưới đây:

Sinh Ra Để Chạy

2. Đồ nghề thi đấu

Đến Pù Luông lần này, mình không còn dám quên đồ nghề như ở DUT 2018 cách đây 1 tháng. Ba lô, túi nước, giày, vớ, gel/kẹo năng lượng, điện giải, áo mưa, gậy leo núi, nón, sáp bôi trơn, ống tay, ống chân,…tất cả đều được chuẩn bị chuẩn bị sẵn sàng và chu đáo.

Dự báo thời tiết Pù Luông sẽ nắng nóng nên áo gió được nằm nhà. Ngoài ra, mình cũng chủ động cất đèn pin ở nhà, vì:

  • Thời gian chạy từ khi xuất phát đến khi trời tối là 12 tiếng, trừ khi mình bị chấn thương mới không thể lết về đích trước 12 tiếng. (Tự tin mà!)
  • Nếu mình bị chấn thương và không kịp về đích trước trời tối, mình sẽ bỏ cuộc để bảo đảm an toàn cho bản thân. (An toàn trên hết!)

May mắn là những tính toán này đã diễn ra đúng như kế hoạch. Mình cán đích an toàn khá sớm. Không chấn thương. Không bỏ cuộc!

Ngoài ra, lần này mình còn trang bị thêm một món đồ chơi mới: ống bó đùi trên. Món đồ chơi này đã đóng vai trò rất quan trọng trong chuyến chinh phục VJM 2018 lần này: giúp hạn chế chuột rút và giúp mình cầm cự với cơn đau xuyên suốt hành trình. Không có nó có lẽ mình sẽ không thể về đích với thời gian dưới 8 tiếng rưỡi.

Đồ chơi mới: bó đùi trên

Mục tiêu thi đấu của mình ở VJM 2018 là về đích càng sớm càng tốt nên các món đồ chơi chụp ảnh, quay phim lần này đều được cho nằm nhà. Năm nay không còn Yi Camera đeo trên đầu hoành tráng như năm ngoái nữa.

https://www.instagram.com/p/BUkwlilA7Zn/

3. Ám ảnh nắng và dốc

Pù Luông chào đón mọi người với cái nóng oi bức cực kỳ khó chịu. Trời không một tí gió, không khí nóng hừng hực phà vào mặt vào gáy, dự báo đường chạy ngày mai sẽ chẳng khác nào chảo lửa. (đúng như vậy!)

Thử thách đầu tiên của hành trình là gần 2 giờ ngồi lắc lư trong xe trung chuyển từ Bản Hang đến điểm xuất phát. Mình cố gắng chợp mắt thêm để lấy sức trên xe nhưng không thể nào ngủ nổi vì quá nóng và quá lắc. Những bạn không quen ngồi xe chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều vì chuyến xe lúc nửa đêm này.

Đường đua 42K xuất phát đúng 5h30 dưới cái nóng hầm hập. Đường chạy rộng, bằng phẳng nên không bị tình trạng kẹt xe như lần trước chạy 25K.

Ruộng lúa Pù Luông buổi sáng sớm. Ảnh: VJM 2017

Đoạn đường từ điểm xuất phát đến CP4 không quá khó, xen lẫn đường mòn quanh các ruộng lúa và các đoạn dốc ngắn. Đây là cơ hội để rút ngắn thời gian chung cuộc nên mình cố gắng chạy đều chân. Tuy nhiên, mình vẫn chú ý kềm tốc độ nhằm bảo toàn thể lực để chiến đấu ở nửa sau của đường đua.

Đoạn dốc ám ảnh từ CP4 đến CP5

Thử thách thật sự bắt đầu từ sau CP4: đoạn đèo bê tông uốn lượn theo sườn núi, cảm giác như kéo dài vô tận vào rừng sâu. Lúc này chỉ mới 7h30 sáng nhưng cảm giác oi bức chẳng khác nào giữa trưa Sài Gòn. Mình thật sự không dám nghĩ đến cảnh các vận động viên 70K phải vượt qua đoạn đường này lúc giữa trưa. Chẳng khác nào địa ngục!

Đoạn đường từ CP4 lên CP5 vòng về CP6 được xem như màn tra tấn thể lực lẫn ý chí đối với tất cả các chiến binh tham gia cự ly 42K và 70K. Rất nhiều vận động viên cự ly 70K đã phải chạy đường tắt bỏ qua đoạn này (tự nguyện lẫn bị ép buộc) để bảo đảm an toàn cho bản thân giữa cái nóng thiêu đốt 37-39oC trưa thứ bảy.

https://www.instagram.com/p/BhnynAsnr1w/?taken-by=yeuchaybo

Khi phải một mình chống chọi với muôn ngàn thử thách giữa rừng sâu, các món đồ nghề mang theo trở thành những người bạn đồng hành đáng giá.

  • Cặp gậy leo núi dìu dắt mình từng bước một qua các con dốc cao ngất.
  • Nón che gáy giúp bảo vệ vùng đầu, trán và gáy khỏi nắng nóng gay gắt.
  • Điện giải, năng lượng được nạp liên tục mỗi 30 phút nhằm duy trì thể lực và sự tỉnh táo.

Mình hoàn thành 21K đầu tiên sau 3 giờ 33 phút, thành tích không quá bất ngờ bởi đường chạy đoạn đầu không quá khó. Thử thách thật sự đang chờ đợi ở sau CP6 với hai đỉnh The Spike và The Killer, đủ sức đánh gục bất cứ chân chạy nào không biết giữ sức trước đó.

Lúc này mình cảm thấy tự tin với khả năng về đích trước trời tối. Nếu vẫn duy trì nhịp độ tương tự, mình hoàn toàn có thể hoàn thành chặng đua dưới 9 tiếng hoặc tốt hơn…

Còn nữa ở phần 2…

Quảng Cáo

Xem tiếp các bài viết trong series: Kí sự VJM 2018

Các bài viết cùng từ khoá VJM 2018

Các bài viết cùng từ khoá Vietnam Jungle Marathon

Các bài viết cùng từ khoá chinh phục 42K

Các bài viết cùng từ khoá chạy trail

Các bài viết cùng từ khoá kí sự chạy giải

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *