Sau gần 2 năm chờ đợi, Dalat Ultra Trail sẽ quay trở lại vào ngày 25-27/03, tức còn đúng 1 tuần nữa. Với tình hình COVID-19 đang thả rông tự do như hiện nay, có lẽ không còn phải lo lắng giải bị hoãn nữa. Ai khoẻ thì chạy, ai bệnh thì nằm nhà nghỉ ngơi.
Giải DLUT năm nay hứa hẹn sẽ cực kỳ đông vui khi xung quanh nhà nhà người người đang hẹn nhau lên Đà Lạt vào tuần sau. Mọi người đã quá thèm khát được bung lụa sau một thời gian quá dài phải chôn chân tại nhà phòng chống dịch bệnh.
- Mình sẽ tham gia cự ly 45K quen thuộc.
- Vợ mình sẽ tham gia cự ly 21K, đánh dấu lần đầu tham gia 1 giải chạy trail.
- Hai bạn trong team YCB của mình cũng sẽ tham gia cự ly 21K.
- Em rể của mình cũng ham hố tham gia vì được công ty tặng BIB 21K, mặc dù lần cuối cùng tập chạy đã cách đây 2-3 năm.
- Bạn bè của mình và của vợ cũng tham gia DLUT rất nhiều…
Càng đông người tham gia đồng nghĩa với càng nhiều những gương mặt mới lần đầu dấn thân vào món chạy trail địa hình. Trong số này, chắc chắn không thiếu những “bạn dân liều”, chưa chạy bộ bao giờ mà giờ dám đâm đầu tham gia chạy trail 21K – 45K, theo lời kêu gọi của công ty, đồng nghiệp.
Dù sao đã lỡ đăng ký rồi thì phải cố gắng có mặt ở vạch xuất phát. Còn chuyện có về đích được hay không thì tới lúc đó tuỳ duyên…
Bài viết này mình sẽ tổng hợp lại những thông tin cần thiết để giúp các bạn mới tham gia chạy trail địa hình có sự chuẩn bị chu đáo hơn cho thử thách đang chờ đợi phía trước.
An toàn là trên hết
Cần phải nhớ rõ: Chạy trail địa hình không phải là đi chơi!
Bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách thật sự trên đường chạy. Nếu không có kinh nghiệm xử lý, hoặc không tỉnh táo để nhận ra rủi ro, bạn sẽ đặt mình vào tình thế nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Bi kịch từ giải Dalat Ultra Trail 2020 là một lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta về những nguy cơ có thể xảy ra khi tham gia chạy trail. Xem lại bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé
Ngoài ra cần chú ý đến vấn đề bị sốc nhiệt nhé.
Đọc kỹ hướng dẫn từ BTC
Hôm qua, BTC DLUT 2022 vừa mới gửi email thông lịch trình sự kiện và nhữngquy định của giải đến tất cả các vận động viên. Bạn cần xem kỹ thông tin để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của BTC.
Bạn có thể xem lại ở đây: LỊCH TRÌNH & THÔNG TIN CHUNG
Chú ý cần phải xét nghiệm COVID-19 trong vòng 24 giờ trước khi tham gia sự kiện nhé.
Tất cả những người tham gia sự kiện – bao gồm Vận Động Viên, người nhà, người hâm mộ, ngay cả khi đã được tiêm chủng đủ 2 mũi vắc-xin – sẽ phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 trong vòng 24 giờ trước khi tham gia sự kiện. Việc xét nghiệm có thể được thực hiện bằng một trong các phương pháp được Chính phủ Việt Nam phê duyệt.
Nhân viên của chúng tôi tại sự kiện sẽ kiểm tra kết quả xét nghiệm COVID-19 (âm tính) của tất cả những người tham gia sự kiện (kể cả người nhà của VĐV đến tham gia cổ vũ).
Chuẩn bị đồ nghề
Mình đã có 1 bài viết chia sẻ cách chọn đồ nghề hồi 2018. Mọi người có thể tham khảo chi tiết dưới đây
Lời khuyên khi chọn đồ nghề:
- Thừa hơn thiếu!!! Trừ khi bạn là dân elite, chạy để kiếm huy chương thì mới cần giảm thiểu tối đa đồ nghề cho gọn nhẹ. Đa số mọi người là dân gà, toàn lê lết trên đường chạy nên cần phải bảo đảm mang đủ đồ nghề hỗ trợ cần thiết để giúp bạn sống sót về đích.
- Hãy sắm 1 cây gậy leo núi (gậy chạy trail) hay 1 cặp gậy nếu có khả năng. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều ở nửa cuối của chặng đua khi đôi chân đã kiệt sức.
- Đừng dựa vào nguồn đồ ăn, điện giải do BTC cung cấp. Kinh nghiệm tham gia nhiều giải chạy trail của mình khẳng định rằng đồ ăn có thể hết bất kỳ lúc nào.
- Luôn mang dư đồ ăn, điện giải hơn dự toán hoàn thành cuộc đua của bạn. Bạn cần phải lường trước những tình huống xấu nhất: bị chuột rút, bị chấn thương, bị lạc,… khiến thời gian thi đấu kéo dài hơn dự kiến. Lúc này bạn cần phải có đủ đồ ăn và điện giải để giúp cơ thể duy trì năng lượng để lết về đích, hoặc đến trạm check point gần nhất.
- Nếu bạn chưa biết mình sẽ hoàn thành cuộc đua trong bao lâu, cách dễ nhất là lấy thời gian hoàn thành chạy road ở cùng cự ly nhân đôi lên. Ví dụ: chạy 21K road mất 2 tiếng —> Chạy 21K trail sẽ mất khoảng 4 tiếng. Dựa vào đó để tính toán ra lượng gel / bánh năng lượng và điện giải phù hợp.
- Những món bắt buộc phải có:
- Vest nước / túi đeo hông có thể mang được ít nhất 1L nước để uống trong khi chạy.
- Gel năng lượng, bánh năng lượng hay bất kỳ món gì có thể giúp bạn bổ sung năng lượng trong suốt thời gian chạy. Đói là khỏi chạy nha!
- Áo khoác chống gió và chăn giữ nhiệt, đề phòng trời đổ mưa lạnh hoặc cơ thể bị sốc nhiệt sẽ có đồ nghề giữ ấm, bảo đảm an toàn.
- Điện thoại sạc đầy pin để có thể sử dụng trong những tình huống khẩn cấp cần gọi cứu hộ. Bạn nên sắm 1 sim Viettel để dành cho các giải chạy trail vì sóng Viettel gần như ở đâu cũng có.
- Còi cứu hộ: để dùng khi bị lạc, bị chấn thương, báo động để mọi người có thể đến giúp bạn.
- Giấy vệ sinh!!! Quên không mang theo mà lỡ có biến là phải dùng lá cây đó!
Tham khảo thêm các bài viết về đồ nghề chạy trail mình đã chia sẻ trong những lần tham gia giải trước đây
- Đường đến Dalat Ultra Trail 2022: Bạn đã chuẩn bị đồ nghề và tinh thần chiến đấu chưa?
- Bạn đã sẵn sàng cho Dalat Ultra Trail 2020?
- Bạn đã sẵn sàng cho La An Ultra Trail 2019?
- Bạn đã sẵn sàng cho Vietnam Jungle Marathon 2018 chưa?
- Tổng hợp đồ nghề, đồ chơi cần thiết cho chạy trail địa hình
- Chuẩn bị hành trang VMM 2017 – Lỉnh kỉnh đồ chơi
- Chuẩn bị hành trang VJM – Đồ nghề đi chạy trail
Coi chừng bị lạc
Nếu bạn đang sử dụng đồng hồ GPS có chức năng tải bản đồ định vị, hãy nhớ tải bản đồ đường chạy để có thể theo dõi trong khi thi đấu. Nếu lỡ có đi lạc khỏi cung đường, đồng hồ sẽ báo động ngay lập tức để nhắc nhở bạn quay lại tìm đường đúng.
Nếu không có đồng hồ GPS xịn, hãy chú ý đến các dây đánh dấu marker do BTC gắn trên đường chạy. Thông thường sau khoảng 100 – 200m sẽ có 1 dây marker được treo trên cây để bạn có thể xác định được đúng đường chạy.
- Luôn chạy theo các dây marker, đừng chạy theo người phía trước vì có thể họ không chú ý có thể dẫn bạn đi lạc theo.
- Nếu phát hiện phía trước có người chạy nhầm hướng, hãy cố gắng la to để báo động giúp người ta dừng lại và quay về đúng đường.
- Nếu trong khi chạy bạn không còn nhìn thấy bất kỳ marker nào nữa, nhiều khả năng bạn đã rẽ nhầm hướng. Hãy đi thêm khoảng 100-200m nữa xem có thấy marker nào không. Nếu không có, hãy quay đầu lại để tìm marker, và xác định marker kế tiếp nằm ở hướng nào để chạy cho đúng hướng.
- Nếu sợ đi lạc, hãy cố gắng bám theo 1 nhóm. Nếu không thể bắt kịp nhóm phía trước, hãy giảm tốc độ chờ nhóm phía sau lên và nhập bọn. Tuy nhiên vẫn phải nhớ chú ý marker trên đường chạy nhé.
Chuẩn bị tinh thần chiến đấu
Xem lại trải nghiệm thi đấu ở DLUT 2018 và DLUT 2020 của mình để tưởng tượng trước những thử thách bạn sẽ phải đối mặt ở DLUT 2022 sắp đến.
Ngoài ra, tham khảo thêm bài viết về kinh nghiệm chạy trail địa hình mình đúc kết sau giải chạy trail đầu đời VMM 2017. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho các bạn mới lần đầu dấn thân vào món trail ở giải DLUT 2022 sắp đến.
Kinh nghiệm vui chơi
Cuối cùng, ngoài việc đi chạy, chúng ta còn lên Đà Lạt để vui chơi, nhậu nhẹt, khám phá. Tham khảo thêm bài viết kinh nghiệm du lịch, vui chơi ở Đà Lạt của mình bên dưới nhé
Chúc tất cả thi đấu thành công, về đích an toàn xinh tươi!
Các bài viết cùng từ khoá Dalat Ultra Trail
- Bài học về an toàn khi chạy trail địa hình sau bi kịch ở Dalat Ultra Trail 2020
- Bạn đã sẵn sàng cho Dalat Ultra Trail 2020?
- Chia sẻ trải nghiệm DLUT 2019, cơ hội nhận vé tham gia Laan Ultra Trail 2019
- Dalat Ultra Trail 2021 dời qua tháng 5, trùng ngày với IRONMAN 70.3 Vietnam. Bể hết kế hoạch!
- Đường đến Dalat Ultra Trail 2020: bị sốc chạy, tìm cách tăng động lực
Các bài viết cùng từ khoá Dalat Ultra Trail 2022
- Đường đến Dalat Ultra Trail 2022: Bạn đã chuẩn bị đồ nghề và tinh thần chiến đấu chưa?
- Kí sự Dalat Ultra Trail 2022 – [Phần 1] Niềm vui quay lại đường đua
- Kí sự Dalat Ultra Trail 2022 – [Phần 2] Đường đua quá khó, quá kinh!
Các bài viết cùng từ khoá chạy trail
- [Tổng kết tuần] Cảm xúc lẫn lộn – Bắt đầu hành trình VMM 2017
- [Tổng kết tuần] Tập đầu tiên tập luyện hướng đến VMM 2017
- [Tổng kết tuần] Tuần 2 tập luyện cho VMM 2017
- [Tổng kết tuần] Tuần 3 VMM 2017 – Cày Half-Marathon cuối tuần
- [Tổng kết tuần] Tuần 5 VMM 2017 – Hoàn thành 4 Half Marathon liên tiếp trong 1 tháng
Các bài viết cùng từ khoá kinh nghiệm chạy trail
- An toàn khi chạy trail địa hình, đi trekking: Coi chừng lạc đường!
- Bài học về an toàn khi chạy trail địa hình sau bi kịch ở Dalat Ultra Trail 2020
- Bạn đã sẵn sàng cho Dalat Ultra Trail 2020?
- Bạn đã sẵn sàng cho La An Ultra Trail 2019?
- Bạn đã sẵn sàng cho Vietnam Jungle Marathon 2018 chưa?
Các bài viết cùng từ khoá Đà Lạt
- [2022 W13] [IM 70.3 2022] Tuần 15 – Nghỉ dưỡng ở Đà Lạt, khai chân giày mới, brick cuối tuần
- [2022 W49] [WC 2022] Tập core cùng vợ, đăng ký Oceanman Vietnam, trúng gió ở Đà Lạt
- [2023 W45-46] Brick cuối tuần ở SHTP, lên Đà Lạt trốn nóng, ưu đãi Black Friday
- [2024 W27-28] Du lịch Đà Lạt – Phan Thiết, chạy bộ duy trì
- [24/12/2015] Một vòng khám phá thành phố Đà Lạt