Một trong những rủi ro nguy hiểm nhất khi chạy trail địa hình hay đi trekking là LẠC ĐƯỜNG. Nếu phát hiện kịp thời, bạn có thể sớm tìm đường quay lại đúng hành trình với sự trợ giúp của thiết bị dẫn đường GPS.

Ngược lại, nếu phát hiện quá trễ, và bạn cũng không có thiết bị GPS, câu chuyện sẽ chuyển hướng hoàn toàn khác: đấu tranh cho sự sinh tồn của bản thân. Câu chuyện buồn của phượt thủ bị mất tích ở Tà Năng – Phan Dũng cho thấy sự nguy hiểm của việc bị lạc đường trong các chuyến trekking mạo hiểm.

Quảng Cáo

Bản thân mình đã suýt bị lạc đường ở Sapa khi tham gia Vietnam Mountain Marathon 2017 (xem kí sự) nhưng may mắn phát hiện sớm nhờ đồng hồ Garmin báo động. Kể từ đó, mình luôn rất cẩn thận trong việc chuẩn bị cho các chuyến chạy trail địa hình để tránh rơi vào tình cảnh tương tự.

Bài viết này mình tổng hợp một số kinh nghiệm đã đúc kế sau nhiều lần tham gia chạy trail địa hình nhằm giúp các bạn có sự chuẩn bị chu đáo hơn cho chuyến phiêu lưu kế tiếp. Mục tiêu: KHÔNG LẠC ĐƯỜNG!

I. Luôn mang theo thiết bị dẫn đường GPS

Bất kể bạn tham gia chạy trail địa hình hay đi trekking, thiết bị dẫn đường GPS là người bạn không thể thiếu. Đừng chủ quan vào kinh nghiệm “dạn dày”, đừng đặt cọc sự an toàn của bạn vào Ban Tổ Chức giải hay trường đoàn trekking. Thiết bị GPS sẽ là cứu tinh của bạn trong trường hợp nguy cấp nhất: LẠC ĐƯỜNG!

Thiết bị dẫn đường GPS có thể được chia làm 4 loại:

1. Định vị GPS chuyên dụng

An toàn khi chạy trail địa hình, đi trekking: Coi chừng lạc đường! - thiet bi gps garmin gpsmap 64st
Thiết bị định vị Garmin GPSMAP 64st

Với ưu điểm màn hình lớn, pin trâu (16 tiếng) và bộ nhớ lớn chứa được nhiều bản đồ, đây là thiết bị định vị chuyên nghiệp cho dân ghiền trekking. Ngoài ra, các thiết bị định vị GPS cao cấp còn có tính năng liên lạc qua vệ tinh giúp bạn chủ động hơn trong những trường hợp khẩn cấp.

Ví dụ: Garmin GPSMAP 64stGarmin Inreach Explorer+,…[clearfix]

2. Đồng hồ GPS cao cấp

An toàn khi chạy trail địa hình, đi trekking: Coi chừng lạc đường! - thiet bi gps garmin fenix 5x
Garmin Fenix 5X

Đa số các đồng hồ chạy bộ đều được trang bị định vị GPS, nhưng không phải sản phẩm nào cũng hỗ trợ chức năng định vị dẫn đường. Để yên tâm sử dụng cho các chuyến chạy trail thám hiểm, bạn cần chọn các sản phẩm cao cấp như Garmin Fenix 5, Garmin Forerunner 735XT,…

Tham khảo các bài viết hướng dẫn đồng bộ bản đồ vào đồng hồ dưới đây

3. Điện thoại thông minh

An toàn khi chạy trail địa hình, đi trekking: Coi chừng lạc đường! - thiet bi gps smartphone

Nếu bạn không có định vị chuyên nghiệp hay đồng hồ GPS cao cấp, điện thoại của bạn hoàn toàn có thể đóng vai trò như một thiết bị định vị GPS giúp bạn theo dõi trên đường chạy.

Tham khảo hướng dẫn dưới đây:

4. Bản đồ + la bàn

An toàn khi chạy trail địa hình, đi trekking: Coi chừng lạc đường! - chay trail lac duong

Tối ưu sử dụng cho các khu vực xa xôi hẻo lánh không có bản đồ điện tử. Tuy nhiên, nó chỉ dành cho dân leo núi thám hiểm chuyên nghiệp với kinh nghiệm xử lý tình huống và khả năng định hướng cực tốt. Còn dân chơi nửa mùa như mình và các bạn: không nên dùng.[clearfix]

II. Điện thoại + pin sạc dự phòng

Bên cạnh thiết bị dẫn đường GPS, điện thoại là vật bất ly thân của bạn trong các chuyên phiêu lưu mạo hiểm. Trong trường hợp bị lạc, nếu may mắn đến được khu vực có sóng điện thoại, bạn có thể liên lạc cầu cứu sớm nhất.

  • Sử dụng sim Viettel để có kết nối sâu rộng hơn trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Chú ý bảo vệ điện thoại không bị dính nước, hư hỏng trên đường.
  • Mang theo pin sạc dự phòng để sử dụng trong các hành trình dài.

III. Chủ động trong di chuyển

Trong các giải chạy địa hình, BTC thường có đánh dấu dẫn đường khá chi tiết, hãy chú ý các tín hiệu này để bảo đảm bạn luôn đi đúng hướng. Nếu không thấy bất kỳ tín hiệu đánh dấu đường nào, hãy quay lại vị trí trước đó để tìm đường. Đừng đi theo người phía trước, vì có thể họ đã quẹo nhầm hướng.

Trong các chuyến trekking mạo hiểm, do không có đánh dấu đường, hãy luôn bám theo đoàn / người dẫn đường. Nếu bạn cần đi “giải quyết nỗi buồn”, hãy thông báo cho trưởng đoàn để mọi người chờ bạn.

Chú ý luôn giữ khoảng cách trong tầm mắt với người đi phía trước. Nếu bạn không thể bám theo, hãy giảm tốc độ và chờ người đi cùng phía sau. Nếu chẳng may bị lạc, có thêm bạn đồng hành sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với việc bạn cô độc giữa rừng.

IV. Chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất

Dù cho bạn chuẩn bị kỹ càng ra sao, luôn có những rủi ro trong bất kỳ chuyến phiêu lưu mạo hiểm nào. Do đó, tốt nhất bạn nên chuẩn bị hành trang cho trường hợp xấu nhất:

  • Mang theo áo mưa, đèn pin
  • Mang dư năng lượng, đồ ăn, nước uống
  • Mang theo túi ngủ, túi sơ cứu

Các vật dụng này thường ít khi dùng đến, nhưng một khi bạn cần mà không có thì đó sẽ là rắc rối lớn. Cẩn thẩn vẫn hơn!


V. Lời kết

An toàn phụ thuộc vào chính bạn. Hãy bảo đảm bạn có sự tập luyện chu đáo về thể lực, tinh thần trước khi tham gia bất kỳ giải chạy, chuyến trekking nào.

Nếu cảm thấy chưa sẵn sàng cho chuyến đi, hãy chủ động từ bỏ từ đầu; bạn có thể tham gia ở lần sau. Nếu cảm thấy đuối sức giữa hành trình, hãy tạm ngừng cuộc chơi và tìm cách quay về càng sớm càng tốt.

Chúc tất cả mọi người có chuyến phiêu lưu an toàn và đáng nhớ!

Quảng Cáo

Các bài viết cùng từ khoá an toàn

Các bài viết cùng từ khoá chạy trail

Các bài viết cùng từ khoá kinh nghiệm chạy trail

Similar Posts

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments