Âm tính rồi! Âm tính rồi bà con ơi!

Sau 1 tuần kể từ khi lòi ra “2 vạch” – dương tính với COVID-19, kết quả xét nghiệm sáng nay của mình đã chuyển thành 1 vạch. Giờ lo tịnh dưỡng thêm vài ngày nữa là có thể quay lại tập luyện được rồi.

Quảng Cáo

Nguyên tuần vừa qua đổ bệnh nên chuyện tập luyện dẹp hết qua 1 bên. Do đó, bài viết tổng kết tuần hôm nay chủ dùng để kể chuyện trải nghiệm làm F0 của mình,

Một tuần làm F0

Sau khi Silk vừa mới hồi phục khỏi Covid-19, đến lượt mình phát bệnh.

Ngày đầu tiên mình xuất hiện triệu chứng COVID-19 là thứ hai tuần trước. Buổi sáng thức dậy tự nhiên thấy ê ẩm toàn thân, đặc biệt ở vùng vai gáy và lưng dưới. Nó không phải kiểu đau nhức vì căng mỏi cơ, mà có khuyến mãi thêm cảm giác lừ đừ , uể oải, chỉ muốn nằm 1 chỗ.

Mình thực hiện test COVID-19 nhanh ngay trong buổi sáng đó. Kết quả chỉ mới là 1 vach. Nhưng mình tin 99% đã bị nhiễm virus, qua hôm sau test lại chắc chắn sẽ lòi ra.

Đến tối thứ hai, xuất hiện thêm triệu chứng nhức đầu, kèm theo khô họng và ho ran. Mình quá mệt, lăn ra ngủ từ 7h tối.

Sáng hôm sau mình thức dậy trong trong tình trạng thảm thương. Đầu đau nhức khó chịu, chân tay rã rời. Nguyên ngày thứ ba mình gần như chỉ nằm bẹp trên giường. Chỉ đi xuống nhà để test COVID-19.

Lần này kết quả đã đã hiện ra 2 vạch siêu đậm! Ngay đúng ngày 8/3, quá tuyệt vời!

Qua đến thứ tư, mình cảm thấy khoẻ hơn đôi chút, nhưng vẫn còn hơi nhức đầu. Lúc này các cơn ho bắt đầu xuất hiện liên tục hơn.

Từ hôm thứ năm, mình mới cảm thấy hồi phục khi cơ thể không còn cảm giác lừ đừ, mệt mỏi. Tuy vẫn còn bị ho và rát họng nhưng tình trạng đã được cải thiện rõ rệt.

Lúc này mình mới dám tập nhẹ nhang trửo lại để đánh tan cảm giác mệt mỏi, bất lực đã phải chịu đựng trong 3 ngày trước đó.

[2022 W10] [IM 70.3 2022] Tuần 12 - Một tuần làm F0 - tong ket 2022 w10
Tập nhẹ nhàn trong tuần làm F0

Cảm giác được vận động tay chân sau nhiều ngày nằm bẹp trên giường thật là Yomost. Hứng khởi quá nên chém gió ra được thêm 1 bài viết trên blog trong thời gian dưỡng bệnh tuần trước.

Sáng thứ sáu (12/03), mình test COVID-19 lại, kết quả vẫn là dương tính. Cũng không có gì lạ, chỉ mới có 4 ngày từ ngày 2 vạch mà!

Đến sáng hôm nay (15/03), mình test tiếp. Lần này đã thành âm tính. Tính ra vừa tròn 1 tuần kể từ ngày mình phát bệnh và lòi ra 2 vạch.

Bài học kinh nghiệm

Bài học mình rút ra được sau đợt đổ bệnh này là phải luôn giữ tinh thần, lạc quan vui vẻ, giữ vững niềm tin rằng mình sẽ hồi phục sớm. Chứ suốt ngày toàn sầu não, căng thẳng, bi quan thì chẳng thể nào khoẻ nổi.

Trước giờ mình bị cảm cúm chẳng bao giờ uống thuốc, chỉ ăn trái cây và uống nước cam để tăng đề kháng, chờ cơ thể tự hồi phục. Lần này cũng không là ngoại lệ.

Trong suốt 1 tuần làm F0 vừa qua, mình chỉ uống duy nhất nước cam – mật ong do vợ làm. Hôm nào vợ bận đi làm, không vắt cam kịp thì mình sẽ tự pha viên sủi vitamin C để uống. Ngoài ra, mình luôn ăn uống đầy đủ, nạp thật nhiều trái cây và tối luôn đi ngủ sớm để dưỡng sức.

Vợ và Quinn vẫn bình yên

Trong hơn 10 ngày chống chọi với COVID-19 vừa qua, mình và Silk cách ly trong một phòng riêng. Vợ và Quinn ngủ phòng riêng. Hai nhóm không tiếp xúc gần với nhau nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo.

Thật may mắn là vợ và Quinn đều binh yên, không bị lây bệnh. Cả hai người đều không có bất kỳ triệu chứng nào và cả 2 lần xét nghiệm đều ra kết quả âm tính.

Quay lại tập luyện

Một trong những nỗi lo của mình khi bắt đầu giáo án IM 70.3 là nguy cơ đổ bệnh ngay trước thềm giải đấu. Công sức tập luyện 2-3 tháng có thể đổ sông đổ biển nếu bị xui dính COVID-19 ngay ngày thi đấu.

Nhưng giờ thì mình đã có thể tạm yên tâm là khó có thể bị tái nhiễm (nếu không xuất hiện thêm biến thể mới). Có thể yên tâm “all in”, tập thả ga mà không lo đổ bệnh vào phút chót.

Từ ngày mai mình sẽ quay trở lại tập luyện với bài tập Tuần 13 của giáo án. Nhiều khả năng mình sẽ cần phải điều chỉnh cường độ giảm nhẹ lại cho phù hợp với hoàn cảnh của “người đàn ông vừa mới hết COVID”

Lv 5T3T4T5T6T7CN
Tuần 13SWU3
SDS3
SBI5
SLI10
SKS3
SCD3
(2.100)


CLH5
RLI9BRW5ACFR6


SWU3
SDS3
STI10
SSI1
SKS3
SCD3
(2.300)
CLR5


RFR5 +
RSS3
SWU2
SBI27
SCD2
(2.300)


RLR4

Tra cứu thuật ngữ (CLH, SWU, RLR,…) trong bảng dưới đây. Gõ thuật ngữ cần tìm vào ô Tìm Kiếm

Loại bài tậpChi tiếtCấp độ
CLRĐạp dài (Long Bike Ride)Chạy dài ở tốc độ trung bìnhCLR1: 2 giờ
CLR2: 2 giờ 15'
CLR3: 2 giờ 30'
CPIĐạp biến tốc (Bike Power Intervals)20 giây đạp nhanh với líp lớn, nối tiếp bằng 2 phút hồi phục. kết hợp thời gian khởi động và làm nguội cho đủ thời gian yêu cầu.CPI1: 4 x 20" (45')
CPI2: 5 x 20" (50')
CPI3: 6 x 20" (1 giờ)
CPI4: 7 x20" (1 giờ 10')
CSHĐạp xe leo dốc ngắn (Cycle Short Hill)Đạp leo dốc 1 phút ở cường độ cao, nối tiếp bởi 2 phút đạp hồi phục chủ động; kết hợp thời gian khởi động và làm nguội cho đủ thời gian yêu cầu.CSH3: 6 x 1 phút (55 phút tổng cộng)
CSH4: 7 x 1 phút (1 giờ)
CSH5: 8 x 1 phút (1 giờ 5 phút)
CSH6: 9 x 1 phút (1 giờ 10 phút)
CSH7: 10 x 1 phút (1 giờ 15 phút)
CSH8: 11 x 1 phút (1 giờ 20 phút)
CFRĐạp sức bền (Foundation Bike)Đạp đều ở tốc độ trung bìnhCFR1: 30 phút
CFR2: 45 phút
CFR3: 1 giờ
CFR4: 1 giờ 15 phút
CFR5: 1 giờ 30 phút
CFR6: 1 giờ 45 phút
CFR7: 2 giờ
CLHĐạp leo dốc dài (Bike Long Hill Clibms)Đạp leo dốc 5 phút ở cường độ cao, hồi phục 3 phút. Thêm thời gian khởi động và làm nguội cho đủ thời gian yêu cầuCLH1: 2 x 5 phút (1 giờ)
CLH2: 3 x 5 phút ( 1 giờ 5 phút)
CLH3: 4 x 5 phút (1 giờ 10 phút)
CLH4: 5 x 5 phút (1 giờ 15 phút)
CLH5: 6 x 5 phút (1 giờ 20 phút)
CLH6: 7 x 5 phút (1 giờ 30 phút)
CRRĐạp hồi phục (Recovery Bike)Đạp đều ở tốc độ hồi phụcCRR1: 20 phút
CLIĐạp theo quãng Lactate (Bike Lactate Intervals)Đạp 3 phút ở cường độ VO2 Max, hồi phục 3 phút. Kết hợp thời gian khởi động và làm nguội cho đủ thời gian yêu cầu.CLI1: 2 x 3' (60')
CL2: 3 x 3' (70')
CLI3: 4 x 3' (75')
CLI4: 5 x 3' (80')
CLI5: 6 x 3' (85')
CLI6: 7 x 3' (90')
CSSĐạp đều chânĐạp đều chân ở cường độ cao (High Aerobic Intensity)CSS1: 1 giờ 10'
CSS2: 1 giờ 15'
CSS3: 1 giờ 30'
CSS4: 1 giờ 45'
CTRTempo Bike RideĐạp 1 hoặc 2 đoạn ở ngưỡng threshold (80% FTP) (nếu đạp 2 đoạn thì đạp hồi phục xen giữa 10'). Kết hợp thời gian khởi động và làm nguội cho đủ thời gian yêu cầu.CTR3: 22' (tổng 55')
CTR4: 2 x 12' (1 giờ)
CTR5: 24' (1 giờ 5')
CTR6: 26' (1 giờ 10')
CTR7: 2 x 14' (1 giờ 15')
CTR8: 28' (1 giờ 20')
CTR9: 30' (1 giờ 25')
CTR10: 2x 16' (1 giờ 30')
CTR11: 32' (1 giờ 35')
SWUBơi khởi động (Swim Warm Up)Bơi nhẹ nhàng ở tốc độ chậmSWU1: 200m
SWU2: 250m
SWU3: 300m
SWU4: 350m
SDSBơi kết hợp (Swim Drill Set)Bơi theo quãng 25-50m kết hợp nhiều tư thế với 10 giây nghỉ xen kẽSDS3: 8 x 25m
SDS7: 6 x 50m
SBIBơi sức bền theo chặng (Swim Base Intervals)Bơi 100m ở tốc độ trung bình với 5 giây nghỉ xen kẽ hoặc bơi đoạn dài ở tốc độ trung bìnhSBI1: 2 x 100
SBI2: 3 x 100
SBI3: 4 x 100
SBI4: 5 x 100
SBI5: 6 x 100
SBI6: 7 x 100
SBI24: 1000
SBI25: 1200
SBI26: 1500
SBI27: 1800
SBI28: 2000
SBI29: 2400
SLIBơi nhanh theo chặng (Swim Lactate Intervals)Bơi 75-150m ở cường độ tối đa, nghỉ xen kẽ 45 - 75 giâySLI1: 4 x 75, nghỉ 45"
SLI2: 5 x 75, nghỉ 45"
SLI3: 6 x 75, nghỉ 45"
SLI4: 7 x 75, nghỉ 45"
SLI5: 8 x 75, nghỉ 45"
SLI6: 9 x 75, nghỉ 45"
SLI9: 4 x 100, nghỉ 45"
SLI10: 5 x 100, nghỉ 45"
SSIBơi nước rút theo chặng (Swim Sprint Intervals)Bơi 25-50m ở tốc độ cao với 20 giây nghỉ xen kẽSSI1: 4 x 25
SSI2: 5 x 25
SSI3: 6 x 25
SSI4: 7 x 25
SSI5: 8 x 25
SSI6: 9 x 25
SSI7: 10 x 25
SSI8: 11 x 25
SSI10: 4 x 50
SSI12: 6 x 50
SSI14: 8 x 50
SKSBơi đạp chân (Swim Kick Set)Bơi 25m đạp chân với 15 giây nghỉ xen kẽSKS3: 8 x 25
SKS4: 10 x 25
SCDBơi thả lỏng (Swim Cool Down)Bơi nhẹ nhàng ở tốc độ chậmSCD1: 200
SCD2: 250
SCD3: 300
SCD4: 350
SFIBơi nhanh chậm kết hợp (Swim Fartlek Intervals)Bơi 100-200m xen kẽ nhanh chậm với 10-20 giây nghỉSFI1: 4 x 100 (25 chậm / 25 nhanh...), 10 giây nghỉ
SFI4A: 4 x 150 (50 chậm / 25 nhanh), 15 giây nghỉ
STIBơi nhanh theo chặng (Swim Threshold Intervals)Bơi 200-400m ở cường độ trung bình cao, nghỉ xen kỹ 30 - 75 giâySTI1: 2 x 200, nghỉ 45"
STI2: 3 x 200, nghỉ 45"
STI3: 4 x 200, nghỉ 45"
STI4: 5 x 200, nghỉ 45"
STI5: 6 x 200, nghỉ 45"
STI9: 3 x 300, nghỉ 1'
STI9A: 3 x 300, nghỉ 45"
STI9B: 3 x 300, nghỉ 30"
STI10: 4 x 300, nghỉ 1'
STTBơi bấm giờ (Swim Time Trial)Bơi ở tốc độ tối đaSTT2: 1.000m
STT3: 1.650m
STT4: 2.100m
RFLChạy biến tốc (Fartlek Run)Chạy ở ngưỡng duy trì sức bền xen kẽ 30-giây tăng tốc ở cường độ caoRFL1: 6 x 30" (Tổng 30')
RFL2: 8 x 30" (Tổng 30')
RFL3: 6 x 30" (Tổng 35')
RFL4: 8 x 30" (Tổng 35')
RFL5: 6 x 30" (Tổng 40')
RFL6: 8 x 30" (Tổng 40')
RFL8: 8 x 30" (Tổng 45')
RLIChạy nhanh theo chặng (Run Lactate Intervals)Chạy 30" đến 3' ở tốc độ cao, hồi phục với thời gian tương tự khi chạy. Kết hợp với làm nóng và thả lỏng cho đủ thời gianRLI1: 12 x 30" (32')
RLI2: 14 x 30" (34')
RLI3: 16 x 30" (36')
RLI4: 18 x 30" (38')
RLI5: 20 x 30" (40')
RLI7: 10 x 1' (40')
RLI11: 5 x 3' (50')
RLRChạy dài (Long Run)Chạy dài ở tốc độ trung bìnhRLR1: 1h5'
RLR2: 1h10'
RLR3: 1h15'
RLR4: 1h30'
RLR5: 1h40'
RLR6: 1h50'
RLR7: 2h
RSIChạy tốc độ theo đoạn (Run Speed Intervals)Chạy 30 giây ở tốc độ cao với 2 phút hồi phục, kết hợp với làm nóng và thả lỏng cho đủ thời gianRSI3: 8 x 30 giây (39 phút tổng cộng)
RSI4: 9 x 30 giây (42 phút)
RSI5: 10 x 30 giây (45 phút)
RSI6: 11 x 30 giây (47 phút)
RSI7: 12 x 30 giây (50 phút)
RSI8: 13 x 30 giây (52 phút)
RSSLuyện bước chân (Running Stride)Chạy 20 giây ở tốc độ nước rút, với 40 giây hồi phụcRSS1: 2 x 20 giây
RSS2: 4 x 20 giây
RSS3: 6 x 20 giây
RFRChạy tăng sức bền (Foundation Run)Chạy đều ở tốc độ trung bìnhRFR2: 25 phút
RFR3: 30 phút
RFR4: 35 phút
RFR5: 40 phút
RFR6: 45 phút
RFR7: 50 phút
RFR8: 55 phút
RFR9: 60 phút
BRWBrick WorkoutĐạp / chạy kết hợp ở tốc độ trung bìnhBRW3: 45'/ 10'
BRW3A: 45'/ 10' (Run @ Threshold)
BRW4: 45' / 15'
BRW4A: 45' / 15' (Run @ Threshold)
BRW5: 60' / 15'
BRW7: 1h15' / 20'
BRW8: 1h15' / 30'

Hẹn gặp lại tuần sau!

Quảng Cáo

Các bài viết cùng từ khoá IM 70.3 2022

Các bài viết cùng từ khoá tổng kết tuần

Similar Posts

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
mới nhất
cũ nhất nhiều vote nhất
Inline Feedbacks
View all comments