Mình hoàn thành nửa đầu đường đua (22km) sau 4 giờ. Cơ thể vẫn còn cảm thấy sung mãn, mặc dù đôi lúc vẫn thầm tự chửi rủa: “Má! Nắng quá! Cực quá! Khổ thế này ở nhà cho khỏe!

https://www.instagram.com/p/BoA_AgzB3aQ/?taken-by=yeuchaybo

1. Chiến đấu với nắng nóng!

Lúc này đã gần giữa trưa, nắng đổ chói chang trên các con dốc đứng! Đường về Topas Ecolodge chắc chắn sẽ vô cùng gian nan, thử thách.

Quảng Cáo
Nhiệt độ lên đến 34C lúc giữa trưa. Biểu đồ lấy từ Garmin Connect

Thời tiết năm nay khắc nghiệt hơn hẳn so với năm ngoái. Nắng rát mặt. Nhiệt độ có lúc lên đến 34C. Lâu lâu có được vài cơn gió mát thoảng qua giúp xoa dịu phần nào cơ thể đang hầm hập như lò hơi.

Mình vẫn nuôi ảo tưởng rằng nếu cố gắng hơn chút nữa, mình có thể hoàn thành cuộc đua sau đúng 8 tiếng. Nửa đầu 4 tiếng, nửa sau 4 tiếng. Quá đẹp còn gì!

Chẳng nhớ CP này CP số mấy nữa…

Khí thế vẫn hừng hực như lúc mới xuất phát, mình luôn cố gắng duy trì tốc độ di chuyển nhanh. Các đoạn lên dốc cao phải chuyển sang đi bộ để duy trì thể lực, đến lúc xuống dốc sẽ cố gắng tăng tốc bù lại thời gian.

Băng băng xuống dốc

2. Hụt hơi trên Đá Bạc

Tất cả đều diễn ra đúng như kế hoạch cho đến CP7, điểm dừng chân cuối cùng trước khi về đích. Mình đã quên mất rằng trước mắt vẫn còn Núi Đá Bạc (Silver Stone) đủ sức đánh gục bất cứ runner ngay trước đích đến.

Năm ngoái mình đã lê lết cực kỳ khổ sở trong 7km cuối cùng (xem kí sự). Năm nay mặc dù thể lực cùng khả năng chịu đựng đã được cải thiện rõ rệt, nhưng núi Đá Bạc vẫn là chướng ngại vật quá lớn!

Tốc độ chạy 10km cuối

3km leo dốc là một cực hình thực sự với đôi chân đã rã rời sau 2-3 lần chuột rút bắp chân trước đó. Đặc biệt km 38 là đoạn cướp đi nhiều mồ hôi, thời gian nhất. Gần 30 phút mới lết qua được 1km.

Lúc này mục tiêu về đích dưới 8h đã hoàn toàn bị phá sản. Mình chỉ muốn được về đích và nghỉ ngơi, không quan tâm thời gian nữa.

Đoạn đổ dốc cuối cùng trước khi về đích có thể được xem là đoạn đường nguy hiểm nhất trên đường chạy. Chỉ cần một bước tiếp đất sai có thể trả giá với chấn thương lật cổ chân hoặc tệ hơn có thể bị té đập mặt.

Đoạn đổ dốc toàn đá cực kỳ nguy hiểm

Mình rất muốn tăng tốc ở đoạn cuối để kết thúc sớm màn tra tấn này nhưng lực bất tòng tâm. Bắp chân đã hoàn toàn quá tải, cộng thêm việc đường toàn đá to nguy hiểm, tốc độ giảm hẳn để bảo đảm an toàn.

Chỉnh trang đồ nghề chuẩn bị về đích cho lung linh nhất!

3. Về đích an toàn

Sau gần 2 tiếng 30 phút lê lết trên núi Đá Bạc, mình đã về đến Topas Ecolodge lúc 4:15 chiều. Thời gian thi đấu chính thức theo đồng hồ của BTC: 8:45:26.

Niềm vui khi về đích. Ảnh: Topas Travel

Thành tích năm nay rút ngắn được hơn 1 giờ 45 phút so với VMM 2017 (10:34:28). Công sức luyện tập và cày cuốc trong hơn 2 tháng trước giải đã nhận được thành quả xứng đáng.

Mình đã sáng suốt khi quyết định tiếp tục bám trụ ở cự ly 42K thay vì đua đòi lên 70K. Cảm giác sau khi chiến đấu 44.6K đã là quá sức. Nghĩ đến cảnh phải cày thêm 30K nữa chỉ muốn bỏ cuộc cho khỏe!

https://www.instagram.com/p/BoBmS-QBuUj/?taken-by=yeuchaybo
We survived Vietnam Mountain Marathon 2018
Cảm giác thật sướng khi xỏ chân vào đôi Crocs lúc về đích

4. Hồi phục sau trận chiến

Cảm giác ê ẩm đau nhức toàn thân, nhấc chân không nổi đã quá quen thuộc với mình sau mỗi trận chiến Trail Marathon trong hơn 1 năm qua. Phải mất 4-5 ngày mình mới có thể lên xuống cầu thang một cách bình thường.

https://www.instagram.com/p/BoOzvoOhfRt/?taken-by=yeuchaybo

Cả tuần qua mình chỉ lết ra đường được đúng 1 lần để… đi bộ. Còn lại toàn nằm dài ở nhà lo ăn, ngủ, xem phim.

Hậu quả đau thương và bất ngờ nhất sau giải lần này là việc phát hiện mình bị… trĩ. Về nhà đi khám mới biết bị chứng trĩ tắc mạch do hoạt động quá sức. Cả tuần qua đứng ngồi không thoải mái tí nào, hy vọng mau hết để còn tiếp tục luyện tập cho La An Ultra Trail. Khổ thân tui quá!

5. Lời kết

Nếu bạn đang có ý định tham gia Vietnam Mountain Marathon mùa sau, lời khuyên chân thành của mình: “Hãy tập luyện và có sự chuẩn bị chu đáo!

Đừng ảo tưởng về việc đến Sapa đi chơi, chạy sao cũng về được đến đích. Mình đã gặp rất nhiều “mảnh đời bất hạnh” trong nhiều cuộc chạy trước đây. Đa phần bị ảo tưởng sức mạnh: dám đăng ký tham gia 42K chạy địa hình trong khi chỉ mới chạy được 10K đường bằng.

Hành trình tập luyện mới là trải nghiệm đáng nhớ chứ không phải đích đến.

Success is a journey, not a destination

Arthur Ashe

Tham khảo lại toàn bộ hành trình Đường đến VMM 2018 của mình bên dưới nhé

Quảng Cáo

Xem tiếp các bài viết trong series: Kí sự VMM 2018

Các bài viết cùng từ khoá VMM 2018

Các bài viết cùng từ khoá kí sự chạy giải

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *