Tiếp theo loạt bài về các hãng giày chạy bộ, bài viết này mình sẽ tiếp tục giới thiệu một trong những đại gia trong làng thể thao thế giới – PUMA. Tuy không còn được danh tiếng như quá khứ nhưng PUMA vẫn là một trong những thương hiệu thể thao phổ biến nhất thế giới, đặc trưng bởi logo con báo không đụng hàng. Cùng tìm hiểu thêm về hãng này trong phần bài viết bên dưới nha mọi người.

Lịch sử thành lập

Như đã giới thiệu trong bài giới thiệu về Adidas, Puma được thành lập bởi Rudolf năm 1948 sau khi tách riêng từ công ty gia đình chung với người anh em Adolf (người thành lập Adidas). Ban đầu Rudolf đặt tên công ty là Ruda (viết tắt của Rudoft Dassler), sau đó mới đổi tên thành Puma.

Quảng Cáo

Kể từ khi tách ra riêng, Puma và Adidas trở thành hai đối thủ không đội trời chung. Tổng hành dinh của hai hãng nằm hai bên bờ dòng sông Aurach của thành phố Herzogenaurach, xem như biên giới riêng chia đôi hai khu vực. Thậm chí đến đời con của Ruda và Adoft sự căng thẳng không hề giảm bớt mà còn lên cao hơn khi Puma vi phạm thoả thuận giữa hai bên khi hớt tay trên Adidas giành hợp đồng tài trợ với Pele ở World Cup 1970. (Nguồn: Wikipedia)

Năm 2007, PUMA tự bán mình cho PPR, một công ty của Pháp chủ sở hữu thương hiệu Gucci. Trong tình hình hiện tại, PUMA đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh. Trong đó, nổi bật nhất là hai gã khổng lồ Nike & Adidas đang ngày càng bành trướng. Ngoài ra, sự vươn lên của rất nhiều của hãng khác như Sketchers, New Balance, Saucony, Asics,…càng làm cuộc chiến trong ngành công nghiệp giày thể thao thêm khó khăn.

Logo con báo không đụng hàng

Logo của Puma cũng là một trong những logo dễ nhận biết nhất thế giới với hình con báo đang vồ mồi rất dũng mãnh. Nhưng đây chỉ là logo chính thức thứ hai của Puma. Logo đầu tiên được PUMA sử dụng trong các sản phẩm là logo hình con báo nhảy xuyên qua một vòng tròn cách điệu từ chữ D.

Logo đầu tiên của PUMA
Logo đầu tiên của PUMA

Logo PUMA hình con báo vồ mồi như chúng ta biết hiện nay được giới thiệu vào năm 1967 được thiết kế bởi Lutz Backes, một hoạ sĩ hoạt hình ở Nuremberg.

Puma - Báo Đức đang tìm lại chính mình - puma b

Ngoài ra Puma còn có một logo khác thường thấy trên giày là hình “Formstrip”, được sử dụng rất nhiều trên các sản phẩm giày và quần áo. Có thể dễ dàng nhận ra các đôi giày Puma qua thiết kế đặc trưng này.

Logo Formstrip đặc trưng trên giày PUMA
Logo Formstrip đặc trưng trên giày PUMA

Công nghệ PUMA Mobium

Công nghệ nổi tiếng nhất trong giày chạy bộ của PUMA theo mình được biết PUMA Mobium (nhưng chưa bao giờ được sờ, được thấy tận tai mắt). Châm ngôn thiết kế của công nghệ Mobium là tạo ra một đôi giày có thể chuyển động nhịp nhàng theo những biến đổi của bàn chân khi chạy, theo tất cả mọi hướng. Tất cả sẽ tạo nên một cảm giác chạy tự nhiên và liền mạch, tương tự như chuyển động của bàn chân mèo.

https://www.youtube.com/watch?v=LxJzNfPGSC4

Thị phần giày chạy bộ

Trong mảng giày chạy bộ, Puma xây dựng thương hiệu nhờ hợp đồng với Usalt Bolt, biệt danh tia chớp, người đang nắm giữ kỷ lục thế giới cự ly chạy 100m và 200m.

Usain Bolt
Usain Bolt

Sự thành công của Bolt đã giúp Puma gây tiếng vang lớn trong thị trường giày chạy điền kinh (Track & Field). Tuy nhiên ở thị trường giày chạy bộ thông dụng, Puma dường như không tìm được tiếng nói khi gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng khác. Đặc biệt ở Việt Nam, giày chạy bộ Puma rất hiếm khi xuất hiện trong các giải chạy mình đã từng tham gia, lạc lõng giữa một rừng Nike và Adidas. Một trong những nguyên nhân nổi bật nhất là thiết kế của PUMA thô kệch, màu sắc tối tăm, không được chói chang, lộng lẫy như Nike hay Adidas.

Còn trong các câu lạc bộ chạy, Puma không có chỗ đứng. Mình chưa thấy anh em nào trong SRC sử dụng giày chạy PUMA cả. Hy vọng trong năm 2015, PUMA sẽ ra mắt những đôi giày chạy bộ mới hấp dẫn kèm theo những chương trình quảng bá rầm rộ để thay đổi nhận thức của mọi người về sản phẩm của hãng.

Quảng Cáo

Xem tiếp các bài viết trong series: Hãng Giày Chạy Bộ

Các bài viết cùng từ khoá hãng giày chạy bộ

Similar Posts

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments