Sau 2 tuần bị bỏ xó trong góc nhà, chiều hôm qua em Wahoo KICKR Snap cuối cùng đã được mình bóc tem đem ra trải nghiệm thử lần đầu tiên. Sự chậm chạp này là do bữa giờ mình lu bu với Black Friday – vừa lo bán hàng, vừa lo săn hàng. Lại thêm thời tiết mưa bão thất thường, nóng rồi lạnh rồi nóng khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu, chẳng còn hứng thú chụp hình, viết bài.
Cuối tuần qua mình về quê Quảng Ngãi nghỉ ngơi 3 ngày mới tìm lại được năng lượng và cảm hứng để tuần này bắt đầu viết blog trở lại sau nửa tháng tạm ngưng.
Bài viết giới thiệu Wahoo Kickr Snap này sẽ bắt đầu 1 loạt bài viết về đạp xe trong nhà cùng các chương trình giả lập tập luyện như Zwift, Trainer Road,… Các bạn nào đang quan tâm mảng này nhớ chú ý quay lại blog thường xuyên để tham khảo nhé.
I. Tại sao lại mua Smart Trainer?
Từ những ngày đầu đạp xe, mình đã chán ngán cảnh khói bụi, giao thông nguy hiểm. Lúc đó, mình chưa từng nghĩ đến việc chuyển qua đạp xe trong nhà sử dụng trainer (hay còn gọi là rulo). Đạp xe ngoài đường dù nhiều bất tiện nhưng có cái thú vui ngắm đường, ngắm cảnh, hứng gió rất thú vị. Còn đạp xe trong nhà mới nghĩ đến đã thấy chán, không muốn bắt đầu.
1. Zwift
Tất cả thay đổi cho đến 1 ngày mình tình cờ biết đến Zwift – chương trình giả lập tập luyện trong nhà dành cho đạp xe và chạy bộ. Đó là khi mình thấy sếp cũ đăng buổi đạp xe dạo quanh London, trong khi đó mình mới gặp ổng lúc sáng! Quái lạ!
Xem kỹ hơn trên Strava mới thấy logo Zwift kế bên. Mình bắt đầu tìm hiểu và bị mê hoặc ngay lập tức.
Nói ngắn gọn, Zwift giống như 1 trò chơi thực tế ảo khi bạn đóng vai 1 vận động viên đạp xe, thi đấu cùng lúc với rất nhiều các người chơi khác trên toàn thế giới. Thành tích được tính dựa vào thành tích đạp xe thực tế của bạn, được đo bằng các thiết bị tương thích (smart trainer, speed sensor, cadence sensor,…)
Zwift biến môn đạp xe trong nhà tẻ nhạt thành 1 trò chơi cộng đồng hấp dẫn, có tính gây nghiện cao. Đối với dân thể thao như mình và các bạn, chẳng có gì tốt hơn việc… được nghiện tập luyện cả (dĩ nhiên là trong khuôn khổ giới hạn cơ thể)
Nãy giờ mình giới thiệu về Zwift nhằm giải thích lý do mình quyết định đầu tư sắm smart trainer Wahoo Kickr Snap: để chơi Zwift.
2. Smart Trainer
Zwift yêu cầu bạn phải cần có thiết bị tương thích: smart trainer (thiết bị thông minh) hoặc trainer thường kết hợp với cảm biến tốc độ (speed sensor) và cảm biến vòng đạp (cadence sensor). Trong đó, smart trainer sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất với Zwift do nó có khả năng tự động thay đổi lực cản, sức nặng. Còn sử dụng trainer thường, bạn phải tự điều chỉnh bằng tay.
Smart Trainer là tên gọi chung của các loại trainer / rulo đạp xe trong nhà được trang bị kết nối BlueTooth hoặc ANT+ hoặc cả hai, có thể đồng bộ trực tiếp với các chương trình tập luyện như Zwift hay Trainer Road để tự động thay đổi lực cản dựa vào bài tập hoặc đường chạy mô phỏng.
Mình muốn trải nghiệm Zwift một cách hoàn hảo nhất nên đã quyết định sắm smart trainer. Việc cần làm tiếp theo là nên mua loại nào?
II. Tại sao là Wahoo KICKR Snap?
Để tìm hiểu về thiết bị xe đạp, không nơi nào tốt hơn blog DC Rainmaker. Bài viết tổng hợp Smart Trainers: 2018 Bike Trainer Guide là hướng dẫn cực kỳ hữu ích cho các bạn nào đang muốn chọn mua smart trainer.
Smart Trainer được chia ra làm hai loại chính: Direct-Drive và Wheel-On.
- Direct-Drive: truyền động trực tiếp. Bạn cần phải tháo bánh xe sau và gắn cốt sau của xe trực tiếp lên thiết bị.
- Wheel-On: sử dụng lực cản bởi ma sát với bánh sau. Bạn chỉ cần gác bánh sau của xe đạp lên thiết bị và gài chốt là xong.
Mình chọn mua loại Wheel-On do tính cơ động của nó. Mình chỉ có 1 chiếc xe đạp nên không muốn phải phiền phức vụ tháo bánh, ráp bánh mỗi lần muốn chuyển đổi giữa đạp ngoài trời và đạp trong nhà. Ngoài ra, smart trainer Wheel-On giá mềm hơn nhiều so với loại Direct-Drive (Wheel-on: $300 – $600 còn Direct-Drive: từ $700 trở lên).
Phân khúc smart trainer tầm trung ($500- $700) có mặt Wahoo KICKR Snap, CycleOps M2, Kinetic Smart Control 2018, Elite Rampa và TacX Bushido Smart. Tính năng của các con này gần như tương tự nhau: tất cả đều được trang bị kết nối ANT+ FE-C và Bluetooth Smart, tương thích với Zwift và Trainer Road. Giá cũng chẳng chênh lệnh nhiều ($569 – $619). Mua con nào cũng ngon.
Mình chọn Wahoo KICKR Snap vì nó được đánh giá là chắc chắn nhất (và nặng nhất) trong số các lựa chọn trên. Ngoài ra nó còn tương thích với Wahoo Kickr Climb, mình có thể nâng cấp thêm sau này nếu có nhu cầu.
III. Đập hộp Wahoo KICKR Snap
Tiết mục quan trọng nhất của bài viết đã đến: khui thùng Wahoo KICKR Snap. Ấn tượng đầu tiên là thùng giấy bự và rất nặng: 23kg
1. Đập hộp
(Chẳng hiểu WordPress bị lỗi gì mà 1 trang chỉ viết được nhiêu đây, viết dài thêm bị lỗi không hiện ra gì cả. Mình phải chia ra 2 trang mới không bị lỗi. Các bạn chịu khó qua trang sau để xem tiếp nhé. Khi nào sửa lỗi mình sẽ gộp lại thành 1 trang sau)
2. Bung càng
Wahoo KICKR Snap có kết cấu cực kỳ chắc chắn. Sau khi tháo thùng và mút lót, cả bộ nặng gần 20kg. Bộ khung sau và 2 chân trước có lẽ được làm bằng thép, bung ra đứng nhìn hầm hồ như xe tăng.
Trên trục quay được trang bị 2 đèn LED báo tín hiệu ANT+ và Bluetooth. Đây là cập nhật mới cho bản Kickr Snap 2017 (v2), bản đời đầu 2016 (v1) không có 2 đèn này.
Con lăn roller có lẽ được làm bằng nhôm, có thể được điều chỉnh bằng tay bằng núm vặn ở phía sau. Nếu sử dụng các chương trình tập luyện thì nó sẽ được tự đồng điều khiển thông qua kết nối Bluetooth hoặc ANT+
Phần trục để gắn bánh xe sau xe đạp làm bằng inox dày, chắc chắn. Tay nắm chốt mở được làm bằng nhựa cứng, mở ra tháo vô dễ dàng. Nhìn là thấy yên tâm về chất lượng liền.
3. Chuẩn bị đạp thử
Sau khi đã ngắm nghía đủ mọi góc cạnh, mình bắt đầu chuẩn bị đồ chơi để bắt đầu trải nghiệm đạp xe trong nhà với Wahoo Kickr Snap. Đầu tiên: lót tấm thảm Yoga cũ của vợ để đỡ dơ nhà, ráp xe đạp vào trainer và chuẩn bị Zwift!
IV. Gắn xe đạp lên Kickr Snap
Theo hướng dẫn, mình cần phải tháo trục cốt bánh sau của xe đạp và thay thế bằng trục cốt của Wahoo để bảo đảm khả năng tương thích tốt nhất. Tuy nhiên, mình gắn thử chiếc xe Specialized vào và thấy khớp giữ chắc chắn nên không cần thiết phải thay thế. Trục cốt của Specialized nhìn đẹp hơn nhiều cái của Wahoo.
Việc gắn xe lên trainer ban đầu khiến mình hơi bối rối, nhưng sau 1 lần là quen ngay, sau đó có thể tháo lắp dễ dàng.
- Mở rộng chốt giữ con lăn phía sau để chuẩn bị gắn xe
- Mở tay gài cố định trục, gắn trục vào bên chốt cố định
- Đóng tay gài để cố định chốt còn lại. Nếu cả thấy quá hẹp không vừa thì điều chỉnh vạch chia bên phía chốt cố định cho rộng ra là được.
- Siết chốt giữ con lăn cho tiếp xúc với bánh xe đạp, không bị trượt.
V. Cài đặt Wahoo Fitness và kết nối với KICKR Snap
Để cài đặt Wahoo KICKR Snap, mình tải ứng dụng Wahoo Fitness từ kho ứng dụng Play Store (Android) hoặc App Store (iOS). Sau khi đăng ký tài khoản, giao diện ứng dựng như dưới đây
Để kết nối với Wahoo Kickr Snap, bấm vào biểu tượng hình tín hiệu kết nối. Hãy nhớ cắm điện Kickr Snap nhé.
Để bảo đảm thông tin đo chính xác, Wahoo khuyến cáo trước khi bài tập, chúng ta cần phải thự chiện việc canh chỉnh KICKR Snap bằng cách chọn chế độ Spindown.
Việc Spindown được khuyến khích thực hiện trong 10 phút đạp khởi động, sau đó ngừng đạp để KICKR Snap xác định lực cản bởi con lăn roller. Sau đó chúng ta có thể bắt đầu đạp với ứng dụng yêu thích: Zwift, Trainer Road,…
VI. Chi Phí
Chi phí cho Wahoo KICKR Snap chẳng rẻ tí nào. Giá bán chính thức ở Mỹ là $600, cộng thêm chi phí ship hàng về VN gần $300 ($12/kg nhân với 23kg). Tổng cộng chi phí lên đến gần $900.
Nếu bạn canh lúc khuyến mãi có thể mua được với giá $500, nhưng chi phí ship hàng từ Mỹ về VN vẫn không đổi. Bạn có thể tiết kiệm tiền ship nếu có dịp du lịch Singapore hoặc HongKong, tự xách tay mang về.
Mình đã đắn đo rất nhiều trước khi đặt mua em này do chi phí của nó gần bằng chiếc xe đạp Specialized của mình. Nhưng muốn tập luyện nghiêm túc và hiệu quảthì phải chấp nhận tốn kém thôi. Những buổi tập đầu tiên với Wahoo KICKR Snap và Zwift đã chứng mình đây là một khoản đầu tư xứng đáng.
Bài viết sau mình sẽ chia sẻ trải nghiệm đạp đầu tiên với KICKR Snap + Zwift. Các bạn nhớ đón xem nhé.
Các bài viết cùng từ khoá Wahoo Kickr Snap
- Giới thiệu Wahoo KICKR Snap – Smart Trainer dành cho đạp xe trong nhà
- Trải nghiệm thực tế đạp xe trong nhà cùng Zwift và Wahoo KICKR Snap
- Zwift – Game giả lập 3D hấp dẫn dành cho đạp xe, chạy bộ trong nhà
Các bài viết cùng từ khoá Zwift
- [Hướng dẫn Zwift] Tạo bài tập đạp xe Interval trên Zwift
- [Hướng dẫn Zwift] Thiết lập buổi đạp nhóm MeetUp trên Zwift
- [Tập luyện mùa dịch] Rủ rê tham gia đạp nhóm Zwift’s MeetUp cuối tuần
- [Zwift Running] Đánh giá NPE Runn… Smart Treadmill Sensor – Giải pháp hoàn hảo cho chạy bộ trên Zwift
- [Zwift Running] Lựa chọn thiết bị chơi chạy bộ trên Zwift
Các bài viết cùng từ khoá smart trainers
- Đánh giá trainer đạp xe trong nhà Wahoo KICKR Core – Êm ái, chắn chắn, mượt mà
- Đầu tư thiết bị chơi Zwift – [Phần 1] Lựa chọn trainer
- Giới thiệu Wahoo KICKR Snap – Smart Trainer dành cho đạp xe trong nhà
- Hướng dẫn cân chỉnh calibrate, cập nhật firmware cho trainer Wahoo KICKR / KICKR Core / KICKR Snap
- Trải nghiệm thực tế đạp xe trong nhà cùng Zwift và Wahoo KICKR Snap
Các bài viết cùng từ khoá đạp xe
- [01/05/2021] Kí sự Brick Giải Sầu – Ăn Nhậu sau khi IM 70.3 Vietnam bị toang
- [2022 W28] [21K hè 2022] Tuần 5 – kí sự làm hộ chiếu thời đại 4.0, đạp xe Sài Gòn – Vũng Tàu cuối tuần
- Giới thiệu Wahoo KICKR Snap – Smart Trainer dành cho đạp xe trong nhà
- Nhìn lại 1 năm mua xe đạp – Mục tiêu phía trước
- Tổng kết 1 tháng quay lại “mài mông” trên xe đạp