Với những người chơi thể thao, Reebok là cái tên rất được ưa chuộng, nhất là cách đây hơn 10 năm. Thương hiệu này đã từng vượt mặt Nike trong quá khứ về doanh số giày thể thao tại Mỹ. Reebok được giới chuyên môn đánh giá rất cao ở khả năng sáng tạo nhưng số phận ba chìm bảy nổi đã khiến hãng ngày càng đi xuống, và cuối cùng phải bán thân cho Adidas năm 2006.

1. Lịch sử thành lập

Công ty gốc của Reebok được thành lập năm 1895, khi đó là một nhánh con của công ty mẹ J.W. Foster & Sons ở Anh. Nó ra đời từ khát khao của ông chủ muốn làm ra một đôi giày chạy bộ riêng cho các con trai đi thi đấu. Năm 1958, công ty được đổi tên thành Reebok, theo phiên âm của từ Rhebok, tên một loài linh dương của lục địa đen. Mặc dù đạt được những thành công nhất định với doanh số tăng dần qua các năm, Reebok vẫn rất chật vật đưa tên tuổi của mình lên tầm cỡ thế giới.

Quảng Cáo

Tình thế thay đổi vào năm 1979 khi Paul Fireman – khi đó đang làm việc ở một trung tâm phân phối hàng thể thao của Mỹ – quyết định đầu tư vào Reebok. Ông nhìn thấy tiềm năng của hãng qua mẫu mã và chất lượng của các đôi giày mà Reebok mang đến triển lãm giày quốc tế năm đó ở Chicago. Fireman nhanh chóng ký thỏa thuận phân phối Reebok vào thị trường Mỹ. Reebok USA ra đời từ đó.

2. Số phận ba chìm bảy nổi

Gần như bắt đầu từ con số 0 ở đầu thập niên 1980, Reebok đã nhanh chóng đạt được những thành công đáng nể. Thập niên 80 chính là những năm tháng huy hoàng nhất của Reebok khi hãng đã từng vượt mặt Nike, trở thành thương hiệu thể thao lớn nhất nước Mỹ năm 1988. Sự thành công này kéo dài được không lâu trước khi Nike quay trở lại mạnh mẽ ngay năm sau. Reebok ngày càng xuống dốc trong những năm cuối thập niên 90, phải sa thải hàng loạt nhân viên để cải tổ hệ thống hoạt động của công ty.

Lịch sử Logo Reebok từ khi thành lập
Lịch sử Logo Reebok từ khi thành lập

Reebok đã từng chiếm đến 26% thị phần sản phẩm thể thao của nước Mỹ trong những năm 1980. Ngày nay, chẳng mấy ai còn nhớ đến cái tên Reebok và quá khứ huy hoàng của hãng nữa. Reebok trở thành cái tên nhỏ bé nếu sếp cạnh bên sự hiện diện của Nike, Adidas kèm theo sự trỗi dậy của các thương hiệu mới như Sketchers, Under Armour,…

Năm 2006, Adidas thâu tóm Reebok với tham vọng mở rộng thị phần ở khu vực Bắc Mỹ, cạnh tranh trực tiếp với Nike. Thương vụ này được xem như một sai lầm của gã khổng lồ đến từ Đức khi Reebok tiếp tục rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, kéo theo sự đi xuống cả bộ máy Adidas. (Nguồn: Bloomberg)

3. Chiến lược thay đổi – Chuyển hướng sang CrossFit

Tình hình kinh doanh khó khăn khiến Reebok phải thay đổi toàn bộ chiến lược kinh doanh của mình vào năm 2013: từ bỏ thị trường thể thao chuyên nghiệp và chuyển hướng sang fitness & gym bằng việc đầu từ vào CrossFit. Bên cạnh đó là việc giới thiệu logo “Delta” mới, chính thức trở thành logo chính thức của Reebok hiện nay.

Logo hiện tại của Reebok
Logo hiện tại của Reebok

Đó mới là lần thay đổi logo lần thứ hai của Reebok trong hơn 120 năm hoạt động. Lần thay đổi logo đầu tiên của hãng là vào năm 1986, với sự ra mắt của logo vector, một biểu tượng gắn liền với thành công của Reebok. Logo Delta mới chính thức đánh dấu một chương mới trong chiến lược kinh doanh của Reebok với các sản phẩm CrossFit.

https://www.youtube.com/watch?v=xydR7A6EP7U

Miranda Kerr cực kỳ sexy trong quảng cáo của Reebok

Logo Delta có ý nghĩa như là một sự chuyển biến tích cực trong cuộc sống của mỗi người khi đến với fitness. Ba cạnh của logo tượng trưng cho sự thay đổi của 3 khía cạnh – thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội – khi chúng ta vượt qua những giới hạn tưởng tượng của bản thân, tận hưởng cuộc sống năng động và đầy thử thách.

Logo Reebok transformation
Logo Vector cũ biến hành logo Delta mới

4. Công nghệ ZigTech

https://www.youtube.com/watch?v=ADdj_QBohXQ

Công nghệ ZigTech được Reebok giới thiệu năm 2010. Đây là một thiết kế rất sáng tạo của Reebok: toàn bộ đế giày được tạo hình Zig Zag, trông giống như một con sóng biển. Thiết kế đặc biệt này giúp hấp thụ lực tác động lên phần gót khi tiếp đất, đồng thời tận dụng nó để tạo nên lực đẩy cho các bước chạy tiếp theo. Ngoài ra, công nghệ ZigTech này giúp tạo ra sự linh hoạt tự nhiên cho bàn chân khi chạy, tương tự như nguyên lý hoạt động của công nghệ Nike Free. Xem thêm video dưới đây để hiểu thêm về ý công nghệ ZigTech nhé các bạn

https://www.youtube.com/watch?v=nIbasL_u4gA

ZigTech gần như là công nghệ duy nhất của Reebok trong thị trường giày chạy bộ. Tuy nhiên với sự chuyển hướng sang CrossFit năm 2013, ZigTech đã chuyển mình thành một đôi giày CrossFit training.

Giày chạy bộ Reebok có thể được xem như là dĩ vãng từ nay vì hãng đã chính thức không còn tập trung vào bất kỳ thị trường thể thao chuyên nghiệp nào nữa.

Thật đáng tiếc cho một anh hào ngày xưa!

Quảng Cáo

Xem tiếp các bài viết trong series: Hãng Giày Chạy Bộ

Các bài viết cùng từ khoá Reebok

Các bài viết cùng từ khoá ZigTech

Các bài viết cùng từ khoá hãng giày chạy bộ

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3 Comments

  1. mình đợi bài viết này của anh lâu lắm rồi, từ khi biết đến blog này của anh Thuận. mình cũng đang xài giày “zigtech”. sử dụng cũng lâu rồi mà không biết những công nghệ của nó. nhờ anh Thuận mà giờ đã biết. cảm ơn anh đã chia sẻ.