Đã là dân chạy thì chắc chắn ai cũng có sở thích sỡ hữu càng nhiều giày càng tốt. Đặc biệt mỗi lần có giày mới thì lại càng hưng phấn, càng có thêm động lực để tập luyện và thi đấu tốt hơn. Bản thân mình là một ví dụ điển hình: lần nào có giày mới cũng phấn khích lạ thường. Mới đây nhất khi vừa mới có giày Pegasus 32 là ngay lập tức mang ra chạy và chiến được PR 5K mới.

https://instagram.com/p/7Y_eSqAXHv/

Quảng Cáo

Nhiều người có thói quen để dành giày mới để dành cho các giải chạy lớn mang ra thi đấu cho xung. Tuy nhiên, đây là một thói quen sai lầm có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực. Mang giày mới có thể giúp tinh thần phấn chấn hơn bội phần nhưng ngược lại bạn sẽ đối mặt nguy cơ rất lớn gặp vấn đề với đôi giày mới cóng còn thơm mùi keo của mình.

Ngay cả khi trước đó bạn đã mang thử vài lần và không gặp vấn đề gì với đôi giày mới. Nhưng không có gì bảo đảm nó sẽ phục vụ hoàn hảo khi mang đi “chinh chiến”. Vì khi tham gia thi đấu, cự ly, tốc độ chạy của bạn sẽ khác biệt hoàn toàn so với khi tập luyện. Mọi vấn đề xấu nhất có thể xảy ra nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng.

Thử tưởng tượng cảnh bạn tham gia Half-Marathon hay Marathon và phát hiện đôi giày đang mang trên chân không phù hợp, khiến bàn chân đau đớn khó chịu trong từng bước chạy.

Bạn sẽ làm gì trong tình huống đó? Bỏ cuộc hay tiếp tục cắn răng hoàn thành cuộc đua?

Sự lựa chọn nào cũng sẽ khiến bạn hối hận vì đã lựa chọn sử dụng một đôi giày mới khi thi đấu.

Sự cố ở Berlin Marathon 2015

Tai nạn mới xảy ra gần đây với Eliud Kipchoge ở giải Marathon Berlin 2015 là một bài học đáng giá cho tất cả chúng ta về việc có nên mang giày mới đi thi đấu hay không?

Eliud Kipchoge gặp vấn đề với đôi giày mới ở giải Berlin Marathon 2015 mới đây
Eliud Kipchoge gặp vấn đề với đôi giày mới ở giải Berlin Marathon 2015 mới đây

Eliud sử dụng đôi giày đang trong giai đoạn phát triển của Nike và sự cố xảy ra ở ngay những phút đầu tiên của cuộc đua. Không biết bằng cách nào mà miếng lót giày (sockliner) bình thường nằm ở dưới lòng bàn chân lại trượt ra khỏi vị trí và gần như sắp rớt ra ngoài.

Mặc cho sự khó chịu và đau đớn do đôi giày gây ra, vận động viên người Kenya vẫn xuất sắc giành chức vô địch với thành tích 2 giờ 04 phút. Tuy nhiên, Eliud đã thừa nhận rằng sự cố này đã khiến anh không thể tiến sát và nhiều khả năng phá kỷ lục Marathon hiện tại – 2 giờ 2 phút 57 giây được thiết lập tại giải Berlin Marathon này vào năm ngoái.

Giải thích cho sự cố trên, đại diện của Nike chia sẻ rằng: “Eliud đang thử nghiệm mẫu giày đua mới của Nike trong vài tháng vừa qua. Và với các đôi giày đang phát triển, thành phần nào của giày đều có thể hoạt động sai. Chúng tôi sẽ nhanh chóng nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ sự cố đáng tiếc này.

Tìm hiểu nguyên nhân

Các đôi giày chạy đua của Nike thường có lót giày mỏng, dán chết vào đế giày, khác biệt với các đôi giày chạy thông dụng (Nike Flyknit Lunar 3, Nike Free 4.0 Flyknit,…) sẽ có miếng lót tách rời tiện lợi cho việc vệ sinh, thay thế.

Miếng lót giày có thể tách rời trên giày chạy bình thường
Miếng lót giày có thể tách rời trên giày chạy bình thường

Vấn đề xảy ra đề trên đôi giày của Eliud có thể là do phần keo của miếng lót không đủ cứng, khiến nó bị bung ra trong khi chạy. Với dân chạy bình thường như mình và mọi người, chẳng bao giờ miếng lót có thể trượt được ra ngoài cả. Với các vận động viên chuyên nghiệp khi mà tốc độ và kỹ thuật chạy hoàn toàn khác, chỉ một lỗi nhỏ có thể dẫn đến hậu quả tai hại như trường hợp của Eliud.

Kinh nghiệm cá nhân

Thật ra thì mình cũng là người thích mang giày mới đi thi đấu. Lần đầu tiên là mang Nike Free Flyknit đi chạy HCMC Run 2013. May mắn là lần đó mình đã hoàn thành tốt cự ly 10K mà không bị gì. Sau đó đôi giày này đã bị cho về hưu do mang quá bó, quá đau chân.

Pegasus-32---ho-da

Mới gần đây, Nike Pegasus 32 được mình mang đi chạy giải Hồ Đá Trail ngay sau khi mang về chưa đến 1 tuần và chỉ qua 1 lần chạy thử 5K. Trong khi đó cự ly thi đấu là 14K trên địa hình trail mình chưa có kinh nghiệm chinh phục bao giờ. Một lần nữa mình may mắn không gặp bất kỳ sự cố đáng tiếc nào.

Nghĩ lại thấy mình cũng liều! Mai mốt chắc không dám mang giày mới đi chạy giải kiểu này nữa.

Lời kết

Có giày mới ai mà chẳng thích, nhưng nhớ đừng đem ra đi thi đấu liền nha các bạn. Có thể chúng ta không bao giờ gặp trường hợp hi hữu như trên nhưng sẽ luôn tìm ẩn những rủi ro khác.

Với đôi giày mới, luôn bảo đảm bạn có thời gian thích nghi từ từ để làm quen. Đừng ham hố mà mang giày chiến liền vài chục km, đến lúc bị đau chân thì đừng đổ thừa do giày nhé.

Tương tự, đừng thử bất kỳ cái gì mới trước và trong giải chạy.

  • Đừng ăn cái gì mới coi chừng đau bụng.
  • Đừng thử ba lô mới kẻo lại cảm thấy vướng víu khó chịu do chưa quen
  • Đừng thử vớ mới, quần áo mới.

Tốt nhất mỗi khi đi thi đấu hay đi chạy đường dài cứ nhắm hàng cũ mà xài nhé. Đừng ham hàng mới (giống mình) lỡ có sự cố thì đáng tiếc lắm.

Quảng Cáo

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3 Comments

    1. 10 dặm tương đương với 16km. Nếu chạy quen cự ly này thì vô giải chạy 21K vô tư anh ơi. Bình thường em chỉ chạy 10-12K, lâu lâu mới có 1-2 lần lên được 17-18K. Vậy mà vẫn ra chiến vô tư thôi. Sớm muộn cũng sẽ về đích mà 🙂

  1. Giống hồi em mới tậu đôi Adidas mới về chạy cũng bị đau chân, khó chịu nhưng mấy bữa sau là quen ngay. Hồi đó cũng may mà đọc bài viết của anh về giày mới nên cũng chỉ cho em nó chiến đấu với cự ly 5k thôi, chứ quất 10k chắc chết. =))