IV. Những lưu ý khi sử dụng vớ

Dưới đây là một số kinh nghiệm sử dụng vớ mình muốn chia sẻ cùng các bạn

1. Thay đổi vớ khi chạy

Với các buổi chạy dài trong thời tiết nắng nóng, bạn nên mang theo ít nhất một đôi vớ để thay đổi trên đường. Vớ ướt sẽ khiến da bàn chân mềm ra, dễ bị phồng rộp. Bạn có thể cho vớ trong ba lô hoặc nhét nó vào túi đeo hông, không lo vướng víu.

Quảng Cáo

Ở giải VMM 2017 vừa rồi, mình đã áp dụng chiến thuật này khi thay vớ ở giữa hành trình. Nhờ đó mà hai bàn chân vẫn xinh tuơi sau hơn 10 tiếng rưỡi lê lết trên đường.

2. Chú ý điều kiện thời tiết

Nếu bạn có dịp đi du lịch hay công tác đến xứ lạnh, hãy nhớ mang theo các đôi vớ dày hoặc các đôi vớ len. Bạn có thể kết hợp hai đôi vớ: vớ chạy bộ mỏng bên trong tiếp xúc trực tiếp với chân và vớ dày phủ bên ngoài để tăng độ ấm.

Ví dụ như lần đi công tác Busan 2015, mình phải sử dụng đôi vớ đá banh dày mới chịu nổi thời tiết 5oC.

Lấy vớ đá banh đi chạy bộ cho ấm

3. Chú ý khi giặt vớ

Bạn cần xem kỹ nhãn tag kèm theo vớ để biết cách giặt vớ phù hợp. Một số loại vớ yêu cầu bạn không được sử dụng các loại nước tẩy hay chất mềm vải để tránh bị bạc màu, hư sợi vải.

Tốt nhất với vớ chạy bộ, bạn nên giặt tay để tăng  độ bền cho sản phẩm. Nhớ lộn ngược vớ ra ngoài khi giặt và giặt sạch cả bên ngoài lẫn trong.

Với một số loại vớ bớ ống chân compression, bạn không được giặt bằng nước nóng và không được sấy khô bừng náy. Nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến tính chất đàn hồi đặc trưng của vớ compression.

V. Lời kết

Tất cả kinh nghiệm chọn mua và sử dụng vớ của mình đã được chia sẻ ở trên. Việc của bạn là trải nghiệm để tìm ra đôi vớ phù hợp nhất với mình.

Dưới đây là các đôi vớ mình thường xuyên sử dụng nhất:

Tham khảo đặt mua các loại vớ trên ở BH Sports:

Đặt mua vớ chạy bộ

Chúc các bạn tìm được đôi vớ phù hợp để đồng hành trên các nẻo đường chạy bộ

Quảng Cáo

Các bài viết cùng từ khoá vớ chạy bộ

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *