Energy GEL là gì? Công dụng ra sao? Tại sao bạn nên sử dụng Energy Gel? Và sử dụng thế nào?
Nếu bạn đang có những thắc mắc trên thì bài viết này sẽ dành cho bạn.
Trước đây, các thanh chocolate như Snickers, Kit-Kat, Mars,…là lựa chọn yêu thích của mình khi cần tiếp thêm năng lượng khi chạy. Các loại này có ưu điểm giá rẻ, dễ mua: có thể được tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng tiện ích nào. Tuy nhiên có vẻ như bao tử của mình không thích các món này lắm: nhiều lần mới ăn vào được vài phút là bị đau bụng, phải tìm chỗ “xử lý” gấp. ?
Sau đó, mình đã chuyển qua sử dụng Energy GEL làm nguồn cung cấp năng lượng cho các buổi tập lẫn thi đấu. Các lợi ích của các gói GEL:
- Gọn, nhẹ, dễ mang theo trong túi
- Dễ xé ra để dùng
- GEL được ngấm vào và tiêu hóa dễ dàng, do đó có hiệu quả nhanh hơn
Quan trọng nhất, mình chưa từng gặp tình trạng đau bụng bất thình lình khi sử dụng các gói GEL này (có lẽ bao tử của mình thích tụi nó). Energy GEL trở thành một phần không thể thiếu trong các buổi chạy dài hoặc chạy nhanh của mình. Đôi khi mình cũng sử dụng GEL khi đi đá banh hoặc buổi sáng trước khi đi bơi nhằm giúp cơ thể có đủ năng lượng hoạt động mà không cần phải mất thời gian ăn sáng.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại GEL bổ sung năng lượng (Energy Gel): nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng tối ưu nhất nhằm giúp bạn đạt được thành tích tối ưu nhất khi tâp luyện lẫn thi đấu.
Mục lục
1. Nguyên tắc hoạt động của Energy Gel?
Khi chạy bộ cơ thể sử dụng hai nguồn năng lượng chính để cung cấp cho cơ bắp hoạt động – chất béo và carbohydrate.
- Chất béo được lấy từ nguồn dự trữ có sẵn trong cơ thể. Tuy nhiên, quá trình chuyển hoá chất biến thành năng lượng chậm chạp, không đủ cung cấp cơ thể khi chạy ở tốc độ cao hoặc khi thi đấu.
- Carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho cơ thể khi tập luyện và thi đấu ở cường độ cao. Khi bạn chạy càng nhanh, bạn càng cần nhiều hơn tỉ lệ năng lượng từ carbohydrate.
Khác với chất béo, carbohydrate được dự trữ trong cơ bắp chỉ ở mức giới hạn. Thông thường cơ thể chỉ cung cấp đủ carbohydrate trong khoảng 90 phút đến 2 tiếng tuỳ vào cường độ tập luyện. Khi thi đấu half-marathon, marathon, hay các giải ba môn phối hợp triathlon, cơ bắp sẽ cạn kiệt năng lượng trước khi bạn về đích…nếu không được cung cấp thêm carbohydrate trên đường chạy.
Energy GEL được nghiên cứu và thiết kế giúp bổ sung lượng carbohydrate bị tiêu hao khi hoạt động thể thao. Thành phần chính của các gói Energy GEL là carbohydratio (gọi tắt là carbs), nhưng cũng có các chất dinh dưỡng khác với mục đích làm chậm quá trình mỏi cơ, cung cấp năng lượng và tăng đường trong máu.
Các gói gels này dễ dùng vì nó không chứa thêm protein và chất béo, mỗi gói chứa khoảng 100 calories. Một số gói GEL được bổ sung thêm Caffeine giúp kích thích hệ thần kinh, mang đến sự tỉnh táo trong thời gian dài.
Energy GEL đôi khi còn được biết đến dưới cái tên Endurance GEL (Gel giúp tăng khả năng chịu đựng) hay Sport GEL (Gel dùng cho thể thao)
2. Tại sao bạn nên sử dụng Energy GEL?
Trên thực tế, các gói GEL không có tác dụng tức thời như bạn tưởng. Không phải ăn vào là “sung” được ngay anh chàng thuỷ thủ Popeye ăn Spinach salad đâu.
Glycogen (hình thức lưu trữ của carbohydrate trong cơ thể) sau khi được bạn đưa vào cơ thể cần có thời gian để hấp thụ trước khi có thể tiếp sức được cho cơ bắp. (Mẹo hay: bạn nên sử dụng GEL trước khi bạn thực sự cảm thấy cần).
Tuy nhiên, các gói GEL sẽ có tác dụng gần nhanh chóng lên hệ thần kinh của bạn, giúp bạn tỉnh táo và hưng phấn hơn. Hệ thần kinh hoạt động nhờ vào glucose (carbohydrate) được lưu trữ trong máu. Khi các cơ bắp sử dụng nhiều glucose khi hoạt động ở cường độ cao, bộ não sẽ bị thiếu glucose dẫn đến tình trạng hoa mắt chóng mặt. (Bạn nào chạy bộ đường dài hoặc chạy trong tình trạng đói bụng sẽ biết cảm giác này ra sao). Các gói GEL sẽ giúp bổ sung glucose cung cấp lên não, giúp bạn nhanh chóng cảm thấy “khoẻ khắn” hơn, mặc dù đôi chân mỏi mệt do chưa được cung cấp năng lượng kip thời.
Các gói GEL giúp bổ sung năng lượng bị hao hụt khi vận động ở cường độ cao. Tuy nhiên, không phải ăn vào là khoẻ ngay. Do đó bạn cần phải biết tần suất và thời gian sử dụng phù hợp để tránh rơi vào trạng thái “tắt đài giữa đường” (hit the wall).
Bài viết rất bổ ích