Thiết bị đo nhịp tim Bluetooth
[extoc]

Thiết bị đo nhịp tim? Nó là cái gì vậy?

Đây là câu hỏi mình thường gặp nhất khi giới thiệu sản phẩm thiết bị đo nhịp tim đến nhiều người. Cũng đúng thôi, cách đây 1 năm nếu ai kêu mình mua cái này chắc mình cũng hỏi lại y hệt như thế. Thiết bị đo nhịp tim là một phụ kiện thể thao khá kén người chơi, vì chỉ có những ai thực sự nghiêm túc trong tập luyện với những mục tiêu cụ thể (giảm cân, chinh phục half-marathon hoặc marathon) mới tìm hiểu và đầu tư vào nó.

Vì sao nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim

Nhịp tim là thước đo đơn giản nhưng chính xác cho cường độ vận động của bạn. Khi bạn tập luyện ở cường độ cao, tim sẽ đập nhanh hơn giúp máu lưu thông nhanh hơn nhờ đó cung cấp đủ lượng oxy cần thiết giúp cơ bắp hoạt động. Biết được nhịp tim sẽ giúp bạn điều chỉnh chương trình tập luyện hợp lý để đạt được mục tiêu mong muốn dễ dàng nhất. Có thể là giảm cân, hoặc cũng có thể rèn luyện hệ tim mạch khoẻ hơn để có thể tham gia chinh phục marathon hoặc half-marathon. Sử dụng thiết bị đo nhịp tim là phương pháp giúp bạn theo dõi và phân tích sâu hơn các bài tập của mình, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Quảng Cáo

Xem thêm: Lợi ích của việc theo dõi nhịp tim khi chơi thể thao

Tìm mua thiết bị đo nhịp tim

Sau khi chinh phục 10K ở giải HCMC Run cuối năm ngoái, mình đã suy nghĩ đến việc sắm 1 em thiết bị đo nhịp tim để chuẩn bị tập luyện cho mục tiêu kế tiếp trong năm mới – half marathon (21K). Dạo quanh thị trường thiết bị đo nhịp tim có thể kể ra khá nhiều thương hiệu lừng lẫy như Wahoo, Polar, Garmin, Suntoo,…

Khó khăn là tất cả sản phẩm này không có phân phối chính thức tại Việt Nam. Ngoài ra giá cũng rất trên trời: $100-$500 cho sản phẩm thiết bị đo nhịp tim kèm theo đồng hồ hoặc $60-$80 cho sản phẩm dây đeo đo nhịp tim kết nối với điện thoại. Mua hàng xách tay về còn phải chịu thêm chi phí ship hàng phát sinh và không có bảo hành. Vì thế mà kế hoạch mua sắm bị hoãn lại.

BHSports-logo

Đắn đo mãi đến đầu tháng 3 mình mới sắm được 1 em thiết bị đo nhịp tim Bluetooth với giá rất hữu nghị, kèm bảo hành 6 tháng. Sản phẩm được phân phối dưới thương hiệu BH Sports, một shop phụ kiện thể thao online của riêng mình.

BH Sports chuyên cung cấp các sản phẩm phụ kiện thể thao chất lượng cao phục vụ chạy bộ (thiết bị đo nhịp tim, đồng hồ đo nhịp tim, tai nghe thể thao, dây nịt chạy bộ,…) và Yoga (thảm tập Yoga TPE, túi đựng thảm Yoga…)[/su_spoiler]

Giới thiệu thiết bị đo nhịp tim Bluetooth 4.0 cho iPhone

Bài viết này xin giới thiệu đến các bạn sản phẩm thiết bị đo nhịp tim Bluetooth 4.0. Thiết bị với khả năng kết nối với iPhone 4S/5/5S, iPad và các điện thoại tương thích với chuẩn Bluetooth 4.0 khác, rất tiện lợi cho việc ghi lại thành tích tập luyện và thi đấu. Sản phẩm được phân phối bởi BH Sports.

1. Đóng gói và phụ kiện

Sản phẩm mình đang sử dụng có mã HRM-1401. Ngoài ra, BH Sports còn có thêm hai sản phẩm tương tự là HRM-1402 và HRM-1403, khác biệt duy nhất của 3 mã này nằm ở thiết kế của thiết bị đo, ngoài ra cấu tạo bên trong, chức năng và phụ kiện đi kèm là như nhau.

Ba kiểu dáng khác nhau của thiết bị đo nhịp tim Bluetooth của BH Sports
Ba kiểu dáng khác nhau của thiết bị đo nhịp tim Bluetooth của BH Sports

Hộp sản phẩm làm bằng giấy carton, có thiết kế đơn giản.

Hộp sản phẩm - mặt trước
Hộp sản phẩm – mặt trước
Hộp sản phẩm - mặt sau
Hộp sản phẩm – mặt sau

Phụ kiện gồm có thiết bị đo nhịp tim, dây đeo ngực và hướng dẫn sử dụng. Tất cả được sắp xếp gọn trong khung nhựa bảo vệ.

Mở hộp
Mở hộp
Cận cảnh thiết bị đo nhịp tim Bluetooth HRM-1401
Cận cảnh thiết bị đo nhịp tim Bluetooth HRM-140
Mặt sau của thiết bị
Mặt sau của thiết bị

Dây đeo bằng vải mềm, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu khi mang

Dây đeo và thiết bị đo
Dây đeo và thiết bị đo

Hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh, sử dụng hình ảnh minh hoạ rất nhiều nên rất dễ hiểu. Tuy nhiên do không được đầu tư đúng mức nên nhìn giống như hàng rẻ tiền.

Hướng dẫn sử dụng
Hướng dẫn sử dụng

2. Chức năng sản phẩm

Sử dụng công nghệ Bluetooth 4.0 tiết kiệm năng lượng, thiết bị đo nhịp tim không cần nút tắt mở ON/OFF, luôn luôn sẵn sàng trực chiến khi cần thiết, chỉ cần đeo lên ngực là có thể kết nối ngay với thiết bị hiển thị trung tâm (điện thoại / tablet). Theo giới thiệu, pin thiết bị có thể sử dụng đến 1 năm với điều kiện sử dụng 30 phút mỗi ngày. Mình chỉ mới dùng khoảng hơn 3 tháng nên không có đánh giá về phần này.

Ưu điểm tuyệt nhất là pin của sản phẩm sử dụng pin chuẩn CR2023, bạn có thể dễ dàng thay thế ở bất kỳ cửa hàng đồng hồ nào với chi phí rất rẻ.

Pin CR2023 dễ dàng thay thế chỉ với một đồng xu để mở nắp sau
Pin CR2023 dễ dàng thay thế, chỉ cần mở nắp sau bằng 1 đồng xu

Công nghệ Bluetooth 4.0 hiện chỉ được hỗ trợ tốt nhất trên các sản phẩm của Apple nên thiết bị đo nhịp tim Bluetooth 4.0 của tất cả các hãng trên thị trường hiện nay chỉ hoạt động tốt nhất với iPhone 4S trở lên hoặc iPad.

Thiết bị đo nhịp tim cho iPhone

Gần đây, khá nhiều các sản phẩm điện thoại Android và Windows được ra đời kèm theo công nghệ Bluetooth 4.0 nhưng khả năng hoạt động vẫn chưa được kiểm chứng. Nếu bạn sở hữu các dòng điện thoại này và muốn dùng thử, hãy liên hệ với BH Sports để được tư vấn trực tiếp.

Xem thêm: Thiết bị đo nhịp tim – Nâng tầm tập luyện

3. Kết hợp với iSmoothRun

iSmoothRun

Thiết bị đo nhịp tim Bluetooth 4.0 hoạt động mượt mà với tất cả các ứng dụng chạy bộ và fitness có hỗ trợ thiết bị đo nhịp tim trên Apple App Store. Trong số các ứng dụng chạy bộ phổ biến nhất mà mình đã giới thiệu, sản phẩm tương thích được với tất cả các ứng dụng trừ Nike+ Runing, do ứng dụng này không hỗ trợ thiết bị đo nhịp tim. Bài viết này mình chỉ hướng dẫn cách sử dụng với iSmoothRun – Ứng dụng chạy bộ mạnh mẽ nhất cho iPhone, các ứng dụng khác cũng tương tự, bạn có thể dễ dàng tìm ra cách sử dụng với thiết bị này.

Để kết nối với iSmoothRun, đầu tiên bạn phải kích hoạt kết nối Bluetooth trên điện thoại, sau đó mang thiết bị đo nhịp tim lên ngực (chú ý chiều Left – Right, để ngược đầu sẽ khiến kết quả không chính xác). Thiết bị sẽ không được kích hoạt nếu bạn không mang dây đeo, cơ chế này điều khiển do 2 sensor cảm ứng mặt sau của dây, tiếp xúc trực tiếp với da dể thu nhận tín hiệu điện tim.

Bạn cần đeo thiết bị đúng chiều trái phải để có được kết quả chính xác
Bạn cần đeo thiết bị đúng chiều trái phải để có được kết quả chính xác
Phần điện cực tiếp xúc với da để thu tín hiệu nhịp tim
Phần điện cực tiếp xúc với da để thu tín hiệu nhịp tim
Thiết bị đeo nhịp tim khi đeo lên ngực

Trong iSmoothRun, bạn vào phần Setting, Sensors, BT Smart Sensors và chọn Pair Heart Rate Sensors, đợi vài giây ứng dụng sẽ báo đã kết nối thành công với thiết bị. Bạn chỉ cần làm bước này duy nhất một lần, iSmoothRun sẽ ghi nhớ và tự động kết nối các lần sau, miễn là bạn đang mở Bluetooth trên máy và đang mang thiết bị đo trên ngực.

Màn hình kết nối với thiết bị đo nhịp tim Bluetooth 4.0
Màn hình kết nối với thiết bị đo nhịp tim Bluetooth 4.0
Thông báo yêu cầu mở Bluetooth nếu bạn quên
Thông báo yêu cầu mở Bluetooth nếu bạn quên

Để bắt đầu buổi chạy, bạn chuyển về mục New Run, chọn thông số phù hợp (giày, nhạc chạy bộ, hoạt động, …) và nhấn START YOUR RUN.

Giao diện để bắt đầu buổi tập
Giao diện để bắt đầu buổi tập

Kết nối Bluetooth luôn bảo đảm tín hiệu tốt nhất giữa thiết bị và điện thoại nên bạn không phải lo lắng chuyện mất tín hiệu như khi sử dụng các loại thiết bị đo nhịp tim sử dụng công nghệ 5.3 KHz.

4. Phân tích bài tập

Mình lấy ví dụ với bằng thông tin ghi lại buổi chạy bộ ngẫu hứng của mình cách đây hơn 1 tuần. Sử dụng iSmoothRun kết hợp với thiết bị đo nhịp tim: rất nhiều thông tin được ứng dụng ghi lại: tốc độ, thời gian, quãng đường, số bước chân, calories. Ngoài ra, các thông số hữu ích về nhịp tim là không thể thiếu: nhịp tim trung bình, nhịp tim tối đa, hoặc bạn có thể xem biểu đồ nhịp tim khi xoay ngang điện thoại (Landscape).

Thông tin thống kê sau khi chạy
Thông tin thống kê sau khi chạy
Biểu đồ nhịp tim trong 2h chạy bộ
Biểu đồ hiển thị nhịp tim dao động trong suốt buổi chạy gần 2 tiếng
Bản đồ đường chạy ghi lại bởi iSmoothRun
Bản đồ đường chạy ghi lại bởi iSmoothRun

Kéo xuống dưới, iSmoothRun còn cung cấp thêm 1 bảng thống kê thời gian nhịp tim đập trong các vùng tập luyện khác nhau: Zone 1 – Zone 5.

Thống kê nhip tim theo các vùng khác nhau khi chạy
Thống kê nhip tim theo các vùng khác nhau khi chạy

Nói về các vùng tập luyện, có lẽ phải cần một bài viết riêng để giải thích sau, nhưng dễ hiểu nhất là bạn tham khảo biểu đồ dưới đây. Mỗi vùng nhịp tim tương ứng với cường độ tập luyện khác nhau, mang đến các lợi ích khác nhau cho sức khoẻ.

Các vùng nhịp tim trong hoạt động thể thao
Các vùng nhịp tim trong hoạt động thể thao (click để xem ảnh lớn)

Nếu so sánh với thông tin cung cấp bởi iSmoothRun, mình chỉ chạy ở vùng 12, nghĩa là ở mức nhẹ và rất nhẹ. Bữa đó mục đích của mình là chạy cho vui, càng xa càng tốt nên chạy rất chậm, vì thế thông tin ghi lại như thế là hoàn toàn hợp lý và chính xác.

Từ các thông tin ghi lại được với thiết bị đo nhịp tim, mình sẽ biết thể trạng đang ở mức nào. Nếu nhịp tim chậm, nghĩa là mình vẫn còn kiềm sức, nên tăng tốc để đẩy nhịp tim cao hơn nếu muốn đốt nhiều năng lượng hơn hoặc nếu muốn rèn luyện thể lực tốt  hơn. Nếu phát hiện nhịp tim bất chợt tăng quá cao, có thể đó là dấu hiệu cơ thể đang bị quá tải hoặc đang bị bệnh, nhờ vậy sẽ điều chỉnh kịp thời, để tránh tác động tiêu cực lên sức khoẻ.

5. Lời kết

Với giá 945.000, thiết bị đo nhịp tim Bluetooth 4.0 có thể được coi là một phụ kiện xa xỉ với nhiều người. Nhưng hiệu quả mà nó mang lại theo mình là hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra. Đầu tư cho sức khoẻ không bao giờ là quyết định sai lầm, tiền bạc có thể gầy dựng được chứ sức khoẻ chỉ có một đi không trở lại.

Ưu điểm:

  • Giá thành cạnh tranh
  • Bảo hành 6 tháng
  • Pin sử dụng lâu, kết nối nhanh
  • Dây deo ngực thoải mái

Khuyết điểm:

  • Khó khăn khi cần theo dõi nhịp tim tức thời
  • Chỉ tương thích với các sản phẩm của Apple.
Quảng Cáo

Các bài viết cùng từ khoá thiết bị đo nhịp tim

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *