Máy chạy bộ Decathlon Domyos T900C đã gia nhập Pain-cave của mình được gần 3 tuần. Nó đã thổi luồng sinh khí mới cho việc tập luyện trong nhà của cả gia đình. Đôi chân đã được sải bước trở lại sau 10 ngày “án binh bất động” kể từ khi lệnh giãn cách xã hội áp dụng từ 01/04/2020.
Kết hợp với smart trainer Wahoo KICKR Snap, treadmill Domyos T900C là mảnh ghép giúp hoàn thiện pain-cave mình mơ ước bấy lâu, tạo nên không gian tập luyện hoàn hảo cho mình và vợ. Không chỉ hữu dụng trong mùa đại dịch hiện tại, pain cave chắc chắn sẽ luôn luôn là chốn tập luyện lý tưởng trong tương lai.
Các bạn có thể xem lại hai bài dưới đây để hiểu tại sao mình lại đầu tư xây dựng Pain-Cave.
Quay lại chủ đề chính, bài viết này sẽ chia sẻ đánh giá và trải nghiệm sử dụng cùa mình với máy chạy bộ Decathon Domyos T900C. Hy vọng nó sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn trong việc chọn mua máy chạy bộ trong tương lai.
I. Vì sao mình chọn mua T900C
Phần này mình đã chia sẻ trong bài viết Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua máy chạy bộ rồi, tóm tắt lại lý do ở đây để mọi người tham khảo cho dễ.
- Thương hiệu uy tín: Decathlon – cái tên quá nổi tiếng trong làng thể thao bởi các sản phẩm ngon, bổ, rẻ
- Giá thành hợp lý: T900C giá 14.990.000 là cái giá hợp lý cho một máy chạy bộ sử dụng tại gia.
- Thông số phù hợp: Tốc độ tối đa 18km/h và độ dốc tối đa 10%, vừa đủ cho nhu cầu tập luyện của mình.
- Kết nối thông minh: T900C được trang bị Bluetooth 4.0 có thể kết nối với ứng dụng E-Connected và Kinomap, mang lại trải nghiệm tập luyện mới mẻ.
Trên thực tế, mình hoàn toàn không biết rõ tính năng kết nối thông minh qua Bluetooth 4.0 nó ra sao trước khi mua. Website của Decathlon cũng chỉ ghi thông tin sơ sài là máy có trang bị Bluetooth, kết nối được E-Connected và Kinomap. Đến lúc mua và dùng thử mới thấy nó tiện lợi và hữu dụng ra sao. Chi tiết các bạn xem ở phần sau bài viết mình sẽ chia sẻ kỹ hơn.
Các bạn có thể tham khảo lại bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn các thông số cần quan tâm khi chọn mua máy chạy bộ và lý do mình chọn mua Domyos T900C
II. Giao hàng và lắp đặt
Khi mình truy cập website Decathlon để đặt mua, máy chạy Domyos T900C hết hàng. Sau đó phải đợi 2 ngày mới thấy restock lại trên website. Mình đăng ký tính năng “Thông báo khi có hàng” (Notify Me) có sẵn trên trang, nên khi nhận được email báo có hàng trở lại, lập tức đặt mua ngay.
Giá khi mình đặt mua là 14.990.000, còn hiện tại giá đã tăng lên 16.990.000. Theo kiểm tra trên website ở thời điểm hiện tại thì chỉ còn hàng ở store Aeon Tân Phú, không thể đặt mua trực tuyến được.
Sau 2 ngày chờ đợi, máy chạy được giao đến tận nhà trong: 1 thùng giấy nặng hơn 100kg, cần 3 người khiêng mới vác được từ xe tải xuống hầm.
Việc lắp ráp từ đống sắt thành máy chạy bộ là nhiệm vụ của khách hàng, Decathlon không hỗ trợ. Mọi người chú ý nhé!
Theo thông tin từ website Decathlon, việc lắp ráp máy mất 45 phút với hai người thao tác. Mình chỉ có một thân, dự tính sẽ mất gấp đôi thời gian – 90 phút. Và thực tế đúng là như vậy!
Cấu trúc máy được chia làm 7 phần như sau:
- 1 băng chuyền
- 2 cột đứng
- 2 tay vịn
- 1 đà ngang
- 1 màn hình điều khiển
Công việc của mình là xem sách hướng dẫn để ráp 7 phần này lại với nhau, tạo thành máy chạy bộ hoàn chỉnh.
Các bạn xem lại toàn bộ quá trình lắp ráp bên dưới (tốc độ 12x).
III. Tổng quan ngoại hình
Ấn tượng đầu tiên sau khi lắp ráp xong là máy hầm hồ hơn hẳn dự đoán. Nhìn trên website thấy có vẻ nhỏ xinh, ai ngờ đâu nó bự quá cỡ!
Trục đứng, tay vịn đều làm bằng sắt bảng to, cầm rất nặng tay, cảm giác rất chắc chắn. Toàn bộ các kết cầu sắt được sơn tĩnh điện bóng mờ mang đến vẻ ngoài mạnh mẽ, bền bỉ.
Máy có thể dễ dàng gấp lại bằng cách nhấc phần băng chuyền từ sau trước. Mình thích thiết kế có cái bánh xe (màu đỏ trong hình trên), có thể chuyển máy về thế xe cút kít sau khi gấp gọn để dễ dàng di chuyển khi cần.
1. Thảm chạy
Thảm chạy kích thước tiêu chuẩn: 143cm x 50cm tạo cảm giác thoải mái khi sải bước, không lo bị bước hụt chân ra sau hay qua hai bên. Bề mặt thảm làm nhám để tăng độ bám với đế giày khi chạy.
2. Bảng điều khiển
Bảng điều khiển của Domyos có thiết kế đơn giản, mộc mạc nếu so với các máy chạy bộ cao cấp của Technogym mình đã từng dùng qua. Ngay trung tâm là màn hình cùng các nút bấm điều khiển tốc độ, độ dốc. Hai bên được trang bị 2 loa có thể kết nối với điện thoại, máy nghe nhạc qua cổng Audio In có sẵn trên.
Nút bấm được thiết kế chìm bên dưới, phải dùng lực nhấn khá mạnh mới nhận tín hiệu. Ưu điểm là không lo bị vô nước, ảnh hưởng đến tuori thọ của máy.
Máy còn được trang bị quạt làm mát ngay trên bảng điều khiển, nhưng chỉ để làm cảnh cho vui. Quạt yếu xìu, chẳng mát gì cả!
Phần trên bảng điều khiển có 1 khoang để gắn iPad, có thể cắm sạc trực tiếp qua cổng USB có sẵn. Hai bên là 2 ngăn đựng đồ, có thể để chai nước, điện thoại, điều khiển TV,…
Phần dưới của bảng điều khiển có 2 nút Start/Pause và Stop, ở giữa là nút ngừng khẩn cấp. Hai bên có hai tay nắm, hình như được trang bị cảm biến đo nhịp tim khi đi bộ (mình chưa thử bao giờ nên không chắc).
3. Đồ chơi đi kèm
Mình kiểm tra thử dây đo nhịp tim tặng kèm theo máy thấy tín hiệu đo sai liên tục, không đáng tin cậy nên vứt xó không dùng. Thay vào đó mình dùng dây đo nhịp tim Magene quen thuộc. Nó không kết nối trực tiếp được với máy chạy mà kết nối với máy tính, điện thoại qua app Kinomap / Zwift.
Khi dùng với Kinomap, tín hiệu nhịp tim từ Kinomap được đồng bộ ngược lại máy chạy và hiển thị lên màn hình của máy luôn. Quá ngon!
IV. Trải nghiệm thực tế
Toàn bộ cục sắt này nặng đến 100kg và chịu được tải trọng tối đa 130kg nên một thằng 67kg như mình chẳng gây tí khó khăn nào cho nó cả. Bộ khung mang lại cảm giác cực kỳ chắc chắn, tự tin khi chạy.
Đã hơn 3 năm mình không bước chân lên máy chạy nên có phần bỡ ngỡ ban đầu. Sau 2 buổi làm quen, mình đã tự tin sải bước trên máy. Dây an toàn luôn được cài trên quần cho yên tâm, bảo đảm an toàn.
Cảm giác chạy trên máy dĩ nhiên không thể so sánh với sải bước ngoài đường, nhưng ít ra còn đỡ hơn không được chạy trong thời gian giãn cách xã hội phải hạn chế ra đường.
Hai bên màn hình chính có các nút thay đổi tốc độ và độ dốc nhanh khá tiện lợi. Mình thường khởi động ở tốc độ 8km/h trong khoảng 5′, sau đó chuyển sang chạy ở 10km/h (Pace 6:00), lâu lâu nhảy lên 12km/h (Pace 5:00) đổi không khí rồi lại quay về 10km/h.
Về độ dốc, mình thường chỉnh máy ở 2% cho chân vận động nặng hơn đôi chút. Giữ 0% thấy chạy nhẹ nhàng quá, không sướng!
Bài tập có sẵn
Domyos T900C có trang bị sẵn 32 bài tập có sẵn chia làm 4 nhóm: Healthy – Calorie Burn – Endurance – Training. Mỗi nhóm có 8 bài tập với thời gian, tốc độ và độ dốc khác nhau. Mình thao tác thử thấy có thể thay đổi tốc độ và độ dốc, nhưng không thể thay đổi thời gian.
Mình chưa dùng thử các bài tập có sẵn này bao giờ. Nhìn qua đã thấy nhàm chán! Các buổi chạy mình toàn kết nối với Kinomap hay Zwift, mang lại trải nghiệm thú vị hơn hẳn.
V. Kết nối với E-Connected & Kinomap
Nhờ được trang bị Bluetooth 4.0, máy chạy Domyos T900C có thể kết nối với ứng dụng bên ngoài: E-Connected và Kinomap. Đây là ưu điểm vượt trội của máy chạy Domyos T900C so với các dòng máy cùng phân khúc trên thị trường.
Ngoài T900C, Domyos còn có dòng máy Intense Run cũng được trang bị Bluetooth tương tự.
Tại sao kết nối với ứng dụng bên ngoài có ý nghĩa?
Máy chạy được kết nối với ứng dụng bên ngoài đồng nghĩa với việc độ dốc và tốc độ của máy có thể được đồng bộ trực tiếp hai chiều với ứng dụng. Việc tập luyện sẽ trở nên hứng khởi và hấp dẫn hơn nhiều. Ngoài ra, sau khi chạy xong, ứng dụng còn có thể tự động đồng bộ thành tích lên Strava, quá tiện lợi!
1. Kết nối Domyos E-Connected
Nghe tên là biết ứng dụng của người nhà rồi, Domyos E-Connected chỉ tương thích với các dòng máy chạy của Domyos. Ứng dụng này giúp bạn quản lý lịch sử tập luyện, tương tự như cách hoạt động của Strava.
Tải Domyos E-Connected: App Store – Play Store
Để kết nối với máy chạy, bạn chỉ cần mở ứng dụng lên. Sau đó, bấm vào biểu tượng Bluetooth ở góc phải phía trên để kết nối. Khi kết nối thành công, biểu tượng Bluetooth trên bảng điều khiển sẽ hiện đèn xanh dương.
Bạn có thể đồng bộ bài chạy từ E-Connected lên Strava / Garmin thông qua website hub.decathlon.com.
Tuy nhiên thông số đồng bộ qua Strava cực chán, nó chỉ hiện ra thời gian vận động, calorie và thông số nhịp tim. Chẳng có thông tin cự ly, tốc độ. Rõ chán!
Tóm lại, ứng dụng Domyos E-Connected này biết cho vui thế thôi. Không đáng sử dụng
2. Kết nối Kinomap
Nhờ mua máy chạy Domyos T900C này mà mình mới biết đến Kinomap. Nó hoạt động tương tự như Zwift, thiết kế tối ưu cho các môn thể thao trong nhà: chạy bộ trên máy, đạp xe trên trainer, chèo thuyền,…
Ưu điểm của Kinomap so với Zwift là nó hỗ trợ nhiều thiết bị hơn, nhiều môn thể thao hơn. Ngoài ra, nền tảng tập luyện của Kinomap sử dụng các video quay cảnh thực tế thay vì mô phỏng 3D như trên Zwift.
Các bạn tải Kinomap về điện thoại theo link ở đây: App Store – Play Store
Mình tận dụng iPad Mini mua cách đây 10 năm để cài Kinomap. May quá, vẫn còn được hỗ trợ.
Việc cài đặt và kết nối với máy chạy tương tự như app Domyos E-Connected. Mở ứng dụng và chọn kết nối là xong.
Sau đó chỉ cần chọn clip và bấm Start để bắt đầu buổi chạy. Thông số tốc độ mình chỉnh trên máy sẽ được tự động hiện lên trên iPad. Còn độ dốc sẽ được máy chạy T900C tự động nâng lên hạ xuống dựa vào thông số của video clip hiện ra trên Kinomap.
Ngoài ra, mình còn có thể đeo dây đo nhịp tim Bluetooth kết nối với Kinomap qua iPad. Tín hiệu nhịp tim sẽ hiện ra trên bảng điều khiển của máy lẫn trên iPad.
Kinomap còn hỗ trợ hiển thị đường chạy lên màn hình TV thông qua website remote.kinomap.com. Trình duyệt web sẽ kết nối với ứng dụng Kinomap trên điện thoại / iPad và hiển thị hình ảnh lên TV.
Kinomap có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí với số video clip hạn chế và không thể đồng bộ tự động lên Strava (bạn vẫn có thể tải file gpx/tcx về và upload lên Strava thủ công). Để truy cập đầy đủ các tính năng cao cấp và đồng bộ tự động Strava, bạn cần phải trả phí 9,99€ / tháng hoặc 79,99€ / năm.
Trong khi chờ đợi cảm biến chơi Zwift về hàng, mình đã đăng ký dùng Kinomap 1 tháng để trải nghiệm. Các buổi chạy được tự động đồng bộ lên Strava cùng dầy đủ các thông số tốc độ, cự ly, nhịp tim. Cả bản đồ thực tế của video clip cũng được đồng bộ lên Strava. Ngon!
Elapsed Time | Moving Time | Distance | Average Speed | Max Speed | Elevation Gain | Calories Burned |
---|---|---|---|---|---|---|
00:52:48
hours
|
00:52:42
hours
|
8,46
km
|
6:14
min/km
|
4:54
min/km
|
131,00
meters
|
758
kcal
|
Nhược điểm của Kinomap:
- Chất lượng clip không đồng đều, một số clip chất lượng kém, bị rung liên tục làm trải nghiệm chán hơn hẳn
- Ứng dụng Kinomap chậm chạp như rùa. Mình cài trên iPad Mini đồ cổ lẫn Google Pixel 2 để thử và ứng dụng chạy ì ạch trên cả hai thiết bị.
- Không ổn định: lâu lâu chạy xong tự nhiên báo lỗi, không lưu lại được bài tập, không có tracklog để khoe sống ảo. Bực mình!
3. Kết nối với Zwift
Đáng tiếc là T900C dù được trang bị Bluetooth 4.0 nhưng không hỗ trợ chơi Zwift. Về mặt lý thuyết, T900C đã đồng bộ rất hoàn hảo với Kinomap thì hoàn toàn có thể kết nối với Zwift. Có lẽ 2 ông Domyos và Zwift chưa nói chuyện với nhau để chuẩn hóa giao thức.
Mình không thể chờ đợi đến lúc Domyos T900C hỗ trợ Zwift nên phải chủ động tìm giải pháp. Đó là cảm biến Smart Treadmill Sensor RUNN… của North Pole Engineering. RUNN là cảm biến công nghệ chỉ mới ra mắt đầu năm 2020 có thể biến mọi máy chạy bộ trở thành smart treadmill, kết nối ngon lành với Zwift.
Chi tiết về cách chọn thiết bị chơi Zwift Running và đánh giá cảm biến NPE RUNN… smart treadmill sensor sẽ được chia sẻ trong những bài viết kế tiếp.
VI. Tổng kết
Ưu / nhược điểm của máy chạy bộ Decathlon Domyos có thể tóm tắt như sau:
- ƯU ĐIỂM: giá thơm, khung máy chắc chắn, dễ sử dụng, kết nối Bluetooth tiện lợi.
- NHƯỢC ĐIỂM: phải tự lắp ráp, dây nhịp tim không ổn định, quạt yếu
Phần nhược điểm hoàn toàn không ảnh hưởng đến công năng vận hành chính của máy. Quạt yếu thì mình dùng quạt ở ngoài, dây nhịp tim dỏm thì mình dùng dây xịn bên ngoài, còn việc tự lắp ráp có cái thú vui riêng của nó.
Mình cảm thấy hoàn toàn hài lòng với chất lượng nhận được so với chi phí bỏ ra cho máy chạy bộ Decathon Domyos T900C. Ngon quá xá ngon!
Không dễ gì tìm được máy chạy bộ tầm giá dưới 20 triệu có thể sánh ngang với Domyos T900C về thông số và tính năng. Ai tìm ra máy nào có tính năng Bluetooth 4.0 tương tự nhớ chia sẻ bên dưới để mọi người tham khảo thêm nhé.
Cám ơn mọi người đã quan tâm đọc hết bài và chúc tìm được máy chạy bộ phù hợp!
Các bài viết cùng từ khoá Decathlon Domyos T900C
- [Zwift Running] Đánh giá NPE Runn… Smart Treadmill Sensor – Giải pháp hoàn hảo cho chạy bộ trên Zwift
- [Zwift Running] RunCline – Ứng dụng kết nối máy chạy bộ Decathlon Domyos với Zwift (không cần thêm cảm biến, phụ kiện ngoài)
- Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua máy chạy bộ sử dụng tại gia
- Đánh giá máy chạy bộ Decathlon Domyos T900C – Ngon quá xá ngon!
- Đánh giá máy chạy bộ Decathon Domyos T900C sau 1 năm sử dụng – Đáng đồng tiền bát gạo
Các bài viết cùng từ khoá chạy trên máy
- [25/01/2015] Luyện công 90 phút trên máy chạy sáng chủ nhật
- [Zwift Running] Đánh giá NPE Runn… Smart Treadmill Sensor – Giải pháp hoàn hảo cho chạy bộ trên Zwift
- [Zwift Running] Lựa chọn thiết bị chơi chạy bộ trên Zwift
- Bi kịch trên máy chạy bộ treadmill – Đừng chủ quan kẻo ân hận
- Các nguyên tắc an toàn khi chạy trên máy trong phòng tập
Các bài viết cùng từ khoá máy chạy bộ
- [Zwift Running] Đánh giá NPE Runn… Smart Treadmill Sensor – Giải pháp hoàn hảo cho chạy bộ trên Zwift
- [Zwift Running] RunCline – Ứng dụng kết nối máy chạy bộ Decathlon Domyos với Zwift (không cần thêm cảm biến, phụ kiện ngoài)
- Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua máy chạy bộ sử dụng tại gia
- Đánh giá máy chạy bộ Decathlon Domyos T900C – Ngon quá xá ngon!
- Đừng quên bảo dưỡng định kỳ máy chạy bộ Decathlon Domyos của bạn!
Các bài viết cùng từ khoá treadmill
- [Zwift Running] Đánh giá NPE Runn… Smart Treadmill Sensor – Giải pháp hoàn hảo cho chạy bộ trên Zwift
- [Zwift Running] Lựa chọn thiết bị chơi chạy bộ trên Zwift
- Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua máy chạy bộ sử dụng tại gia
- Đánh giá máy chạy bộ Decathlon Domyos T900C – Ngon quá xá ngon!
- Đánh giá máy chạy bộ Decathon Domyos T900C sau 1 năm sử dụng – Đáng đồng tiền bát gạo
Em đang muốn lập 1 team 5 người mua app Kinomap Lifetime (dùng trọn đời) với chi phí 349 euro/5 account (trung bình 69.8 euro/người ~ 2tr vnđ). Hiện tại em đang dùng tài khoản 3 tháng với chi phí 24.99 euro ~ 700k.
Ai có hứng thú nhắn em theo số 0989231616 (sms or zalo) nhé.
Anh cho hỏi cảm nhận của mình sau gần một năm sử dụng máy T900C như thế nào??? Máy có xứng đáng với số tiền bỏ ra không anh???
Vài ngày nữa sẽ có bài chia sẻ cảm nhận sau 1 năm sử dụng T900C nhé.
Bạn ơi làm sao để hiện cái route đã chạy trên kinomap trên Strava nhỉ? khi tự động đồng bộ kinomap với strava thì nó chỉ hiện các thông số chạy và 1 cái ảnh đầu video mà không có cái route như trên hình của bài viết.
Thank kiu bạn!
Cái route đó chỉ hiện khi đăng ký tài khoản trả phí của Kinomap thôi bạn. Dùng bản miễn phí nó không hiện ra.