Tính năng phong phú

Xét về tính năng, TomTom Runner có thể được xem như vô đối trong tầm giá dưới $150. Dưới đây là một số tính năng nổi bật nhất

Pin cực kỳ trâu bò

Theo quảng cáo của nhà sản xuất, đồng hồ có thể hoạt động liên tục 10 tiếng với chế độ GPS. Chắc là con lâu mình mới đạt đến level đó nên hiện giờ không thể kiểm chứng. Sử dụng theo nhu cầu hiện tại, mình thực sự bất ngờ với thời lượng pin ấn tượng của TomTom Runner.

Quảng Cáo

Trung bình một tuần mình chạy 3 lần, mỗi lần khoảng 30-45 phút với GPS bật, đồng hồ luôn trụ được ít nhất 7 ngày. Còn nếu chỉ chạy trong phòng gym (chế độ Treadmill, không bật GPS), TomTom Runner có thể hoạt động lên đến 10 ngày sau mỗi lần sạc. So về khoản này thì Apple Watch chỉ có hửi khói TomTom. Đánh giá đồng hồ GPS TomTom Runner - Sự lựa chọn sáng suốt - 1F604

Hết pin
Hết pin

QuickGPS

Tính năng QuickGPS được TomTom quảng cáo giúp kết nối đến vệ tinh GPS tức thời thay vì phải đợi  vài phút so với các loại đồng hồ khác. Tuy nhiên, mình chẳng thấy lợi gì từ cái chức năng này cả.

Muốn QuickGPS hoạt động, phải đồng bộ với điện thoại hoặc máy tính trước khi chạy để tải thông tin GPS vị trí hiện tại về đồng hồ. Nhờ vậy sẽ giúp rút ngắn thời gian kết nối sau đó. Quá rắc rối! Thà chịu khó đứng đợi tín hiệu còn hơn.

Mình cũng chẳng hiểu cái QuickGPS này nó tải và lưu dữ liệu ra sao. Lúc thì nó báo OK, lúc thì kêu là phải đồng bộ. Chẳng hạn như hình dưới đây, nó kêu là phải cập nhật QuickGPS mặc dù mình đang ở nhà, trước đó đã đồng bộ cả chục lần rồi. Đánh giá đồng hồ GPS TomTom Runner - Sự lựa chọn sáng suốt - 1F620

Thông số đồng hồ

Nhiều chế độ tập luyện

TomTom Runner có 3 chế độ chính: RUN (chạy ngoài đường), TREADMILL (chạy trên máy) và STOPWATCH (bấm giờ).

Ba chế độ hoạt động của TomTom Runner: RUN (chạy ngoài đường), TREADMILL (chạy trên máy) và STOPWATCH (bấm giờ)
Ba chế độ hoạt động của TomTom Runner: RUN, TREADMILL và STOPWATCH

Trong hai chế độ RUN và TREADMILL, TomTom chia ra thêm 6 loại bài tập khác nhau:

  • None: chạy thoải mái, khi nào chán thì nghỉ
  • Goals: xác định mục tiêu chạy theo quãng đường, thời gian hoặc lượng calorie tiêu thụ
  • Intervals: chạy theo quãng. Xem thêm: Interval là gì?
  • Laps: chạy theo vòng tròn (thời gian hoặc quãng đường)
  • Zone: chạy theo ngưỡng tốc độ hoặc vùng nhịp tim mong muốn
  • Race: chạy đua với thành tích trước đó hoặc với mục tiêu bạn thiết lập trên MySports.

Tuỳ vào giáo án tập luyện mà bạn chọn lựa cho phù hợp. Mình chỉ mới sử dụng chế độ None, Goals và Intervals là thấy đủ dùng rồi, mấy cái còn lại chưa thử nghiệm bao giờ.

Đo nhịp tim

TomTom Runner là một trong số ít các đồng hồ GPS có thể kết nối với các thiết bị đo nhịp tim Bluetooth 4.0 trên thị trường. Ngoài nó ra, còn có Polar M400 có chức năng tương tự. Các loại đồng hồ khác sử dụng công nghệ Bluetooth đời cũ, ANT+ hoặc kết nối 5.3KHz (ví dụ như đồng hồ đo nhịp tim của BH Sports)

Kết nối TomTom Runner với thiết bị đo nhịp tim Bluetooth 4.0 rất nhanh gọn. Mình đã chia sẻ bài thử nghiệm trước đây, các bạn có thể tham khảo chi tiết:

Đồng bộ Bluetooth 4.0 với điện thoại

Bên cạnh khả năng kết nối với thiết bị đo nhịp tim, TomTom Runner còn có thể đồng bộ với điện thoại thông qua ứng dụng TomTom Mysports sử dụng công nghệ Bluetooth 4.0. Chỉ cần pairing lần đầu tiên, các lần sau chỉ cần mở ứng dụng là đồng hồ sẽ tự động đồng bộ thành tích.

[one-third-first]
Bắt đầu tìm kiếm
1. Bắt đầu tìm kiếm
[/one-third-first]
[one-third]
Kết nối TomTom Runner với iPhone
2. Kết nối TomTom Runner với iPhone
[/one-third]
[one-third]
3. Đồng bộ dữ liệu
3. Đồng bộ dữ liệu
[/one-third]

Tuy nhiên trước khi có thể đồng bộ với điện thoại, các bạn phải cắm TomTom vô máy tính trước để tiến hành các thủ tục thiết lập tài khoản TomTom MySports. Chi tiết đều có trong quyển sách hướng dẫn, xem là biết làm ngay.

Đồng bộ thành tích lên nhiều nền tảng khác nhau

Đây là một trong 4 tiêu chí mình đặt ra khi tuyển chọn đồng hồ GPS. TomTom Runner đã đáp ứng rất tốt nhu cầu “khó tính” này của mình. Tất cả các buổi chạy đều được đồng bộ tức thời lên Runkeeper và Nike+ (hai nền tảng mình sử dụng chính) ngay sau khi mình kết nối TomTom Runner với điện thoại.

Ngoài ra TomTom Runner còn tương thích với rất nhiều nền tảng khác như Strava, MapMyRun,…Các thiết lập này yêu cầu bạn phải cắm TomTom vô điện thoại để cài đặt. Chỉ làm 1 lần là xong, sau đó chỉ cần đồng bộ với điện thoại là MySports nó sẽ tự động làm hết. Cực kỳ tiện lợi!

Khả năng chống nước

Bạn nào lo lắng về khả năng chống nước của TomTom Runner thì yên tâm nhé. Mình đã đem nó đi tắm biển từ lúc mới dùng, đến giờ vẫn sống nhăn răng.

TomTom Runner đi bơi ở Cù Lao Chàm
TomTom Runner đi bơi ở Cù Lao Chàm
Quảng Cáo

Các bài viết cùng từ khoá TomTom

Các bài viết cùng từ khoá đồng hồ GPS

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3 Comments

  1. Anh cho em hỏi setup interval trong tomtom runner cho bài tập dưới ntn ạ?
    Hoàn thiện quãng đường 4.8km.
    Chạy 2 phút thì chuyển sang đi bộ 2 phút. Cứ thế lặp lại.

    1. Vô phần Treadmill or Run, sau đó bấm nút xuống, vô phần Training chọn Intervals, và tiếp tục chỉnh trong đó. Còn hướng dẫn chi tiết thì chắc phải viết một bài riêng mới đủ

  2. Mình cũng mới mua TomTom Runner không lâu và đúng là rất hài lòng 🙂
    Có một kinh nghiệm thương đau là do mặt đồng hồ rời, nên khi tháo ra rất dễ bị rớt, mình đã bị rớt một lần mẻ kiếng, tiếc đứt ruột.
    Còn về QuickGPS thì có vẻ app MySports trên iPhone không update được, còn app trên Android thì có thêm bước Update QuickGPS khá lâu và sau đó thì nhận GPS rất nhanh.
    Ngoài ra TomTom MySports còn tự động share lịch sử chạy bộ lên RunKeepr, Strava,… nên rất tiện.
    Happy Running!