Apex Pro có thể được xem là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các bạn vừa chơi ba môn phối hợp vừa thích chạy trail địa hình, mạo hiểm

Coros Apex Pro quay trở lại với bài đánh giá [Phần 2] – chia sẻ trải nghiệm thực tế các chế độ tập luyện. Đồng thời cuối bài sẽ có đánh giá tổng kết của mình: ưu điểm / nhược điểm và liệu Coros Apex Pro có nên là đồng hồ GPS tiếp theo của bạn?

I. Chế độ tập luyện

Apex Pro hỗ trợ rất nhiều các chế độ tập luyện: chạy trong nhà, chạy ngoài trời, chạy đường track, chạy trail địa hình, đạp xe trong nhà, đạp ngoài đường, bơi trong hồ, bơi biển, ba môn phối hợp, và vô số các chế độ khác bạn sẽ chẳng bao giờ dùng đến…

Quảng Cáo

Mình chỉ mới trải nghiệm qua 6 chế độ tập luyện thông dụng nhất: chạy ngoài trời, chạy trong nhà, đạp xe trong nhà, đạp xe ngoài đường, bơi trong hồ, tập interval. Do dịch bệnh COVD-19 quay lại đột ngột, mình vẫn chưa có cơ hội đánh giá khả năng của Apex Pro ở 4 chế độ quan trọng nhất: chạy trail địa hình (trail run), bơi biển (open water), ba môn phối hợp (triathlon), điều hướng dẫn dường (navigation)

Trải nghiệm được bao nhiêu giờ chia sẻ bấy nhiêu. Hy vọng trong tương lai khi mình quyết định nâng cấp từ Fenix 3HR lên Apex Pro, bài viết sẽ được cập nhật thêm các chế độ tập luyện còn thiếu.

1. Chạy ngoài đường (Run)

Bắt đầu với chế độ quan trọng nhất của 1 đồng hồ GPS: Chạy ngoài đường (Run).

Bấm vào nút xoay ở giữa, xoay đến mục Run và bấm tiếp vào nút giữa để chọn
Chờ vài giây để đồng hồ kết nối GPS và kích hoạt cảm biến nhịp tim quang học. Bấm Start để bắt đầu chạy

Apex Pro hỗ trợ tối đa 5 màn hình hiển thị thông số khác nhau. Bạn có thể thay đổi thông số trên từng màn hình hiển thị thông qua ứng dụng Coros trên điện thoại.

Xoay núm giữa để luân phiên giữa các màn hình. Bạn cũng có thể dùng tay quẹt trên màn hình cảm ứng để chuyển đổi giữa các màn hình, nhưng phải vào phần Settings điều chỉnh (mặc định Coros tắt chế độ cảm ứng khi tập)

Mặc định khi vào chế độ tập luyện, màn hình sẽ tự động khoá sau vài giây. Để kích hoạt lại các nút điều khiển, bạn xoay nhẹ nửa vòng núm xoay ở giữa để mở khoá.

Để tạm ngưng, bấm vào nút giữa. Bấm chọn Resume để chạy tiếp hoặc chọn Finish để kết thúc.
Để kết thúc buổi tập, chọn Finish và bấm giữ nút giữa trong 3 giây.

Sau khi bấm kết thúc, đồng hồ sẽ hiện ra tóm tắt thông số buổi tập: cự ly, thời gian, pace trung bình. Bấm nút Back để quay lại màn hình chính.

Nhược điểm hiện tại khi sử dụng Apex Pro là chưa có cách nào để xoá buổi tập trực tiếp đồng hồ. Khi kết nối với điện thoại, các buổi tập sẽ được đồng bộ vào nền tảng của Coros, đồng thời đưa thông tin lên Strava / TrainingPeaks (nếu bạn đã chỉnh kết nối với dịch vụ bên ngoài). Giờ muốn xoá buổi tập phải vô xoá trên tất cả nền tảng, quá bất tiện!

Hy vọng trong các bản cập nhật firmware sau, Coros sẽ bổ sung thêm tính năng này.

2. Chạy trong nhà (Indoor Run)

Mình tận dụng máy chạy Decathlon Domyos T900C để thử nghiệm luôn tính năng chạy trong nhà (Indoor Run) của Coros Apex Pro.

Nhờ được trang bị gia tốc kế accelerometer, đồng hồ có thể đo được cadence (nhịp bước chạy) từ đó có thể ước lượng ra cự ly chạy trên máy.

Sau khi chạy xong, đồng hồ sẽ hỏi có muốn cân chỉnh lại cự ly cho đúng không?

Mình sử dụng cảm biến RUNN treadmill sensor để kết nối máy chạy với Zwift. Cảm biến đo cự ly 6.07km trong khi Apex Pro tính ra 6.88km. Dĩ nhiên kết quả của cảm biến chính xác hơn vì nó đo trực tiếp vòng xoay của bằng chuyền, trong khi đồng hồ chỉ ước lượng cự ly dựa vào cadence.

Chỉnh lại cự ly cho khớp với thông số trên Zwift – 6.07km

Dưới đây là thông số ghi lại bởi cảm biến RUNN Treadmill sensor, gửi qua Zwift, đồng bộ lên Strava

Elapsed Time Moving Time Distance Average Speed Max Speed Elevation Gain Calories Burned
00:38:33
hours
00:38:24
hours
6,08
km
6:19
min/km
4:54
min/km
0,00
meters
331
kcal

Có thể do mới chạy lần đầu tiên, đồng hồ chưa cân chỉnh được độ dài bước chạy (stride length) của mình nên sai số còn khá cao. Có thể sau khi được cân chỉnh vài lần, thông số cự ly sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên do không có điều kiện trải nghiệm lâu dài nên không chắc.

Mà dù nếu có Apex Pro, mình cũng chẳng bao giờ dùng đến tính năng Indoor Run của nó trong khi đã có sẵn cảm biến RUNN Treadmill sensor hoạt động hoàn hảo và có thể kết nối với Zwift ngon lành.

Hạn chế: Apex Pro không hỗ trợ chế độ Virtual Run như Garmin Forerunner 245 / 945 nên không thể kết nối với Zwift. Hiện tại nó chỉ mới hỗ trợ chế độ gửi thông tin nhịp tim (Broadcast HR), chưa hỗ trợ gửi thông tin cadence. Hy vọng tính năng Virtual Run sẽ được bổ sung trong các bản cập nhật firmware sau này.

3. Bơi trong hồ (Pool Swim)

Mình thủ nghiệm tính năng bơi hồ được 1 lần duy nhất: hồ dài 25m, bơi sải từ đầu đến cuối.

Apex Pro ghi lại được rất nhiều thông số: Pace, Stroke, SWOLF, Stroke Rate, Heart Rate, Heart Rate Zone và Lap. Mình chỉ quan tâm Pace (tốc độ), còn lại chẳng mấy khi bận tâm.

Đáng chú ý là Apex Pro đo được cả nhịp tim trong khi bơi. Fenix 3HR của mình đang dùng không đo dược. Tuy nhiên, chưa biết đo có chính xác không, và nếu nó chính xác thì cũng chẳng biết dùng thông tin nhịp tim để làm gì?!?

Mình chưa nghe nói tới tập bơi theo vùng nhịp tim (Heart Rate Zone) bao giờ. (Sao mà xem trong khi bơi để mà tập theo).

4. Đạp xe ngoài đường (Bike)

Chế đọ đạp xe ngoài đường (Bike) vận hành y hệt như khi chạy bộ ngoài đường (Run). Chọn chế độ Bike, đợi kết nối GPS và bấm Start. Đạp xong bấm Stop và Finish.

Mình kết nối Apex Pro với cảm biến Magene Gemini210 để đo vòng tua chân khi đạp xe, nhờ vậy trong bảng thông số trên app có thêm phần Cadence.

Song song với Apex Pro, mình còn dùng thêm thiết bị Garmin Edge 130 gắn trên xe đạp để đo tốc độ và cự ly. Kết quả đo ra giữa 2 thiết bị khá tương đồng:

  • Apex Pro: cự ly 28.15km, tốc độ trung bình 30.9km/h
  • Edge 130: cự ly 27.84km, tốc độ trung bình 30.5km/h

5. Đạp xe trong nhà (Indoor Bike)

Mình có thử nghiệm nhanh chế độ đạp xe trong nhà (Indoor Bike) với Apex Pro. Đồng hồ kết nối dễ dàng với cảm biến đo tua chân Magene Gemini210, cảm biến đo nhịp tim Magene H64, và cảm biến Power từ trainer Wahoo KICKR Snap.

Trong khi đạp, đồng hồ hiện ra đầy đủ thông số liên quan. Chỉ thiếu thông số tốc độ cần có từ Speed Sensor, do mình lười không gắn thêm cảm biến vào trục quay bánh sau của xe đạp.

Tóm lại, chế độ đạp xe trong nhà hoạt động ổn. Nhưng chắc chắn bạn sẽ chẳng cần dùng đến bao giờ. Nếu đã có smart trainer hoặc trainer + speed sensor thì chơi Zwift cho sướng, dùng dồng hồ đo làm gì.

6. Chế độ Training – Tập Interval

Apex Pro có hẳn 1 chế độ riêng gọi là Training dành cho các bài tập theo quãng – Interval Training, áp dụng cho cả bơi, đạp lẫn chạy bộ.

Chế độ Training dành cho các bài Interval

Bạn có thể dùng ứng dụng Coros trên điện thoại để tạo bài tập theo ý muốn, sau đó đồng bộ qua đồng hồ. Các bài tập sẽ hiện ra trong phần Training này.

Mình tạo thử 1 bài tập interval đơn giản trên ứng dụng Coros

Chú ý: nếu bạn chỉ cần 1 bài tập chạy Interval đơn giản như mình tạo ở trên thì không cần thiết dùng đến chế độ Training này. Ngay trong chế độ Run, bạn có thể chọn Interval Training để tạo bài tập với cấu trúc: Khởi động – Chạy – Làm nguội.

Chọn bài tập Interval
Bấm Start để bắt đầu
Giao diện hiển thị trong khi tập bài Interval có thêm phần đếm ngược thời gian.

7. Chế độ gửi tín hiệu nhịp tim (Broadcast HR)

Bên cạnh các chế độ tập luyện, Apex Pro còn hỗ trợ tính năng gửi tín hiệu nhịp tim ra ngoài để có thể kết nối với ứng dụng thứ ba như Zwift, Kinomap, TrainerRoad,…

Con Garmin Fenix 3HR của mình đang dùng cũng có tính năng này nhưng chỉ gửi qua kết nối ANT+, không hỗ trợ gửi qua Bluetooth, còn em Apex Pro này gửi qua chuẩn ANT+ lẫn Bluetooth.

Tính năng này tiện dụng khi đạp xe / chạy bộ trên Zwift nhưng không có dây đeo ngực đo nhịp tim. Tận dụng luôn cảm biến đo nhịp tim quang học của đồng hồ để đo trong khi tập với Zwift.

Bấm giữ nút Back vài giây để kích hoạt menu, sau đó chọn Broadcast HR

Sau khi kích hoạt chế độ Broadcast HR, phần kết nối của Zwift sẽ có thêm thiết bị trong mục Heart Rate, chọn HR Strap xxx và bấm Connect để kết nối với Apex Pro.

Thông số nhịp tim hiện trên Zwift chậm hơn 1-2s so với trên đồng hồ. Nhưng nói chung là quá ổn.

Các chế độ tập luyện hy vọng sẽ được cập nhật sau: bơi biển (open water), chạy địa hình (trail run), chạy vòng track (track run), ba môn phối hợp (triathlon) và dẫn đường (navigation)

II. Website cùi bắp, vô dụng

Cập nhật 2021: Coros đã ra mắt website quản lý mới với tên gọi Coros Training với rất nhiều các tính năng hữu ích. Các bạn có thể tham khảo thêm dưới đây

Thất vọng lớn nhất của mình với Coros là hệ thống quản lý lịch sử tập luyện cực kỳ cùi bắp, khó sử dụng, hay nói chính xác hơn là vô dụng.

Coros chưa có 1 hệ thống website quản lý dữ liệu riêng kiểu như Connect của Garmin. Mình mò mẫm mãi trên trang mới tìm ra được chỗ để đăng nhập vào tài khoản Coros.

Linh đăng nhập User Login được giấu kỹ ở Sub-menu của phần Support
Sau khi đăng nhập, bấm tiếp vào nút Workout History màu đỏ để xem lịch sử tập luyện
Lịch sử tập luyện

Phần lịch sử tập luyện chỉ hiển ra 1 bảng tóm tắt với thông tin ngày, cự ly, tốc độ và thiết bị sử dụng. Không thể bấm vào bất kỳ buổi tập nào để xem thông tin chi tiết, cũng như không thể xoá được.

Tóm lại là website quá chán, vô dụng. Mọi thao tác đều phải thông qua ứng dụng Coros trên điện thoại.

III. Ứng dụng Coros

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu đánh giá đồng hồ GPS mà không đề cập đến ứng dụng điện thoại đi kèm. Đặc biệt đối với Coros, ứng dụng của hãng đóng vài trò rất quan trọng trong việc tuỳ biến, thiết lập đồng hồ. Nó cũng là giải pháp duy nhất hiện tại để bạn như theo dõi, phân tích thông số tập luyện, sức khoẻ. (website cùi quá mà!)

Hạn chế: Coros không có ứng dụng trên máy tính, cũng như không hỗ trợ kết nối dữ liệu trực tiếp giữa đồng hồ và máy tính qua cáp sạc. Sợi cáp đi theo máy chỉ dùng để sạc, không truyền dữ liệu được.

Nếu như hệ thống Coros bị hack như Garmin mới bị gần đây thì không có cách nào để lấy dữ liệu từ đồng hồ để tải lên Strava.

Ứng dụng Coros hiện tại chỉ có trên App Store lẫn Play Store.

Giao diện của ứng dụng Coros theo mình là trực quan, dễ sử dụng. Mọi chức năng có thể mò ra sau vài phút làm quen, không cần xem bất kỳ hướng dẫn nào.

1. Kết nối với Strava / TrainingPeaks…

Hiện tại, Coros hỗ trợ kết nối với 7 nền tảng bên ngoài. Trong đó phổ biến với cộng đồng ở Việt Nam có Strava, TrainingPeaks và Relive.

2. Thống kê thông số

Lịch sử tập luyện và mọi thông số liên quan đến buổi tập đều hiển thị chi tiết trên ứng dụng. Để xem thông tin chi tiết từng buổi tập

3. Chia sẻ thành tích

Cố tích hợp sẵn tính năng chia sẻ thành tích bằng hình ảnh mà không cần dùng đến ứng dụng bên ngoài.

Hình ảnh sau khi tuỳ biến có thể lưu lại vào điện thoại hoặc chia sẻ trực tiếp lên Instagram / Facebook.

Ngoài ra, bạn còn có thể dùng tính năng Share để xuất dữ liệu dưới dạng gpx, tcs, fit, csv, kml bằng cách chọn Export Data. Hoặc bấm Add to my route để lưu lại cung đường, sau này có thể dùng lại.

4. Tuỳ biến đồng hồ

Ứng dụng Coros còn hỗ trợ tuỳ biến giao diện đồng hồ rất tiện lợi. Bạn có thể thay đổi mặt đồng hồ, có thể thay đổi thứ tự các chế độ tập luyện hoặc ẩn bớt các chế độ không cần thiết. Bạn cũng co thể thay đổi giao diện màn hình thông số của mỗi chế độ tập luyện cho phù hợp với sở thích của mình.

IV. Đánh giá độ chính xác của GPS và cảm biến nhịp tim

(Phần này dài quá, hẹn một bài viết khác. Mình sẽ chèn link vô đây sau khi đăng bài viết mới.)

V. Tổng kết

Dưới đây là ưu và nhược điểm của Coros Apex Pro dưới góc nhìn và nhu cầu sử dụng của mình:

1. Ưu điểm

  • Thiết kế nút xoay Digital Knob tiện lợi, dễ điều khiển.
  • Pin siêu trâu bò, vượt trội hơn hẳn mọi đối thủ.
  • Dễ dàng tuỳ chỉnh giao diện đồng hồ thông qua ứng dụng điện thoại.
  • Giá cả cạnh tranh, tính năng phong phú so với các đồng hồ cùng phân khúc
  • Firmware được cập nhật thường xuyên bổ sung tính năng.

2. Nhược điểm

  • Chưa hỗ trợ giao diện tiếng Việt.
  • Không thể xoá lịch sử tập luyện trực tiếp trên đồng hồ. Hy vọng sẽ được bổ sung trong các bản cập nhật firmware sau.
  • Website cùi bắp, chưa hỗ trợ phân tích thông số tập luyện. Chắc là còn lâu mới phát triển xong.
  • Không có ứng dụng trên máy tính, không lấy dữ liệu trực tiếp từ đồng hồ qua cáp sạc được.
  • Không hỗ trợ nghe nhạc như trên Garmin Forerunner 245 Music, Forerunner 945.

3. So sánh

Dưới đây là bảng so sánh tính năng giữa Apex Pro và các đồng hồ GPS cùng phân khúc.

Thông sốCOROS APEX ProCOROS APEX 46mmGarmin 945Polar Vantage VSuunto 5Suunto 7
Giá12.799.000 ($499.99)8.999.000 ($349.99)14.990.000 ($599.99)15.400.000 ($499.95)8.890.000 ($329.00)14.500.000 ($499.00)
Màn hình cảm ứngKhôngKhôngKhông
OximeterKhôngKhôngKhôngKhông
Nghe nhạcKhôngKhôngKhôngKhông
Thời gian sử dụng30 ngày30 ngày14 ngày7 ngày7 ngày2 ngày
Thời gian GPS40h Full / 100h Ultra35h Full / 100h Ultra36h Full40h Full20h / 40h12h
Viền màn hìnhTitaniumTitanium AlloyFiber-reinforced polymerStainless steelStainless steelStainless steel
Màn hìnhSapphireSapphireGorilla Glass DXLaminated Gorilla GlassMineral crystalGorilla glass
Khối lượng59g55g50g66g66g70g
Chống nước100m100m50m50m50m50m

4. Có nên mua / nâng cấp lên Coros Apex Pro

Apex Pro có thể được xem là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các bạn vừa chơi ba môn phối hợp vừa thích chạy trail địa hình, mạo hiểm (giống mình vậy nè!). Thiết kế viền Titanium, kính Sapphire mang đến sự vững chắc, bền bỉ cần thiết. Đồng thời nó vẫn rất nhẹ, mang trên tay thoải mái, không gây khó chịu khi phải thi đấu trong thời gian dài.

Coros Apex Pro thoả mãn đủ 4 tiêu chí mình đã từng đặt ra trong bài viết chia sẻ về kinh nghiệm chọn mua đồng hồ GPS hồi năm 2015.

  • Tính năng: không thể đòi hỏi gì thêm: đủ các chế độ tập luyện phổ biến, pin siêu trâu, màn hình cảm ứng,…
  • Thiết kế: gọn đẹp, mang đi tập hay đi cua gái đều đẹp.
  • Kết nối: đồng bộ trực tiếp với Strava, TrainingPeaks
  • Giá cả: cái giá 12.799.000 theo mình là quá hợp lý so với tính năng mà Apex Pro mang lại.

Mình đã từng cân nhắc nâng cấp Fenix 3HR lên Forerunner 945 (ưu điểm: nhẹ), hoặc Fenix 6 (ưu điểm: bền), nhưng sau 2 tuần trải nghiệm thử, mục tiêu đang nghiêng hẳn về em Coros Apex Pro. Nó gần như là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu bền bỉ của dòng Fenix cùng ngoại hình gọn nhẹ của FR945.

Nhưung mà giờ mua đồng hồ mới về để làm gì trong khi race đã bị huỷ hết. Cần lắm 1 lý do để xin phép vợ…

Hy vọng dịch hết sớm để YCB thoát ế, tui có tiền sắm đồng hồ mới. Còn bạn nào cần sắm Apex Pro thì đặt mua ngay nha!

Cám ơn các bạn đã xem hết bài viết dài dòng này!

Tham khảo và đặt mua ở YCB.vn

Đồng hồ thể thao GPS Coros Apex Pro Multisport Watch

Thừa hưởng tất cả tính năng tốt nhất từ phiên bản APEX, trang bị thêm tính năng đo nồng độ oxy trong máu Pulse Oximeter, Altitude Advisory và công nghệ màn hình cảm ứng Touch Screen, đồng hồ APEX Pro sẽ là chiếc đồng hồ GPS đa năng cao cấp nhất dành cho bạn.

Quảng Cáo

Xem tiếp các bài viết trong series: Đánh giá Coros Apex Pro

Các bài viết cùng từ khoá Coros

Các bài viết cùng từ khoá Coros Apex Pro

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 Comments

        1. Mình chưa bao giờ so sánh mấy cái chế độ này. Vì thực tế là mình không thể chạy hết thời lượng pin của bất kỳ đồng hồ Coros nào, nên không quan tâm lắm đến vụ hao pin giữa các chế độ.