3. Giày chạy bộ là một phương pháp điều trị?
Có lẽ ai trong số chúng ta cũng đã một lần thắc mắc: “Pronation là gì? Liên quan ra sao với giày chạy bộ?” Sau khi tìm hiểu và khám phá ra bàn chân mình thuộc loại over-pronation hay under-pronation, bạn sẽ khắc “chẩn đoán” đó vô tâm trí và bắt đầu săn tìm phương pháp điều trị thích hợp: giày chạy bộ. Bạn sẽ luôn nghĩ rằng mình chỉ phù hợp với một loại giày duy nhất vì nó sẽ giúp giải quyết vấn đề pronation của bàn chân bạn.
Đây là một suy nghĩ rất sai lầm. Pronation chỉ là một trong số rất nhiều thông số liên quan đến bàn chân của bạn. Cấu trúc xương bàn chân, độ rộng bàn chân, độ cao của mu bàn chân,… đó là một vài yếu tố khác bạn cần phải cân nhắc khi chọn giày. Và quan trọng nhất là những yếu tố kể trên có thể sẽ thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào cân nặng, độ dẻo dai, kinh nghiệm, tốc độ và cách chạy của bạn.
Mới đây ở hội chợ trước thềm HCMC Run 2015, mình có ghé gian hàng của ACC và được chẩn đoán chân phải bị mild-overpronation. Nhân viên sale bên đó sau đó liên tục gọi điện quan tâm chăm sóc khuyên nhủ mình nên đến bệnh viện để được tư vấn kỹ hơn, được đúc cho riêng một miếng lót giày để chữa bệnh chân phải cho mình. Nếu để lâu không điều trị sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến cột sống, blah blah… Nguy hiểm chưa! Tất nhiên là mình mặc kệ, không thèm đi. Bên này rõ ràng chỉ muốn làm tiền thôi, hỏi gói điều trị bao nhiều tiền mà cứ úp mở không nói. Đến cho bị chém cắt cổ à!
4. Chỉ nên chung thủy với một loại giày duy nhất?
Sự chung thủy chỉ tốt trong quan hệ yêu đương, vợ chồng thôi. Còn với giày chạy bộ, chung thủy có thể sẽ làm hại bạn. Nhiều người sau một thời gian dài trải nghiệm với nhiều lọai giày khác nhau, cuối cùng tìm ra được một đôi giày ưng ý và bắt đầu “mối lương duyên” từ đó. Họ sẽ luôn sử dụng duy nhất một loại giày này cho tất cả các buổi tập và thi đấu. Khi giày hư sẽ kiếm đôi khác y hệt, thậm chí mua sẵn trước cả chục đôi để dành, đề phòng sau này hết sản xuất không biết kiếm ở đâu.
Tuy nhiên, sự thật là sử dụng nhiều loại giày khác nhau mới là tối ưu nhất. Các nghiên cứu cho thấy những người chạy với nhiều loại giày khác nhau sẽ có nguy cơ chấn thương ít hơn. Mỗi loại giày chạy có cấu trúc khác nhau, và khi mang chúng, chân của bạn sẽ tự động có những điều chỉnh phù hợp khi chạy. Sử dụng luân phiên nhiều loại giày chạy sẽ tạo điều kiện cho nhiều vùng cơ bắp và dây chằng trên chân được rèn luyện và luân phiên nghỉ ngơi. Trong khi đó, nếu chỉ mang một loại giày nhất định, sẽ chỉ có những nhóm cơ nhất định được sử dụng và lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ chấn thương do quá tải.
Xem thêm: Tại sao bạn nên có ít nhất hai đôi giày chạy bộ để luân phiên?
5. Giày có thể giúp chạy nhanh hơn?
Đây là ngộ nhận thường gặp nhất về giày chạy bộ: giày xịn sẽ giúp bạn tiếp thêm năng lượng, chinh phục các kỷ lục và thậm chí tranh giành huy chương.
Sự thật là một đôi giày chạy chất lượng chỉ giúp bạn tự tin hơn, chạy thoải mái hơn mà không lo lắng về các nguy cơ chấn thương. Nhờ đó bạn sẽ có cảm giác mình chạy nhanh hơn với giày mới.
Muốn cải thiện thành tích chạy bộ, luyện tập là cách duy nhất. Khi cơ bắp phát triển, tim và phổi hoạt động hiệu quả hơn, bạn sẽ chạy nhanh hơn. Có bỏ tiền ra mua 10 đôi giày chạy giống như loại Mo Farah dùng cũng không giúp bạn thành nhà vô địch Olympic được đâu.
Cám ơn đã chia sẻ, hy vọng bạn tiếp tục chia sẻ nhiều cảm nghĩ về môn chạy bộ
Mình hỏi chút: Trước mình đã mua một đội Nike Free 5.0, nhưng sau này mình so trên mạng thấy cái đế nó không giống nhau, loại của mình cái đế nó khía vuông như con cờ, còn trên mạng Nike Free 5.0 lại khía như hình tổ ong. Mình mua ở cửa hàng Nike xịn, chả lẽ lại mua phải hàng dởm?
Hai cái đế của Nie Free 5.0 khác nhau là do hai đời khác nhau đó bạn, không phải hàng dởm đâu. Cái của bạn đế cắt vuông là Nike Free 5.0 đời 2013 còn cái khía hình tổ ong lục giác là Nike Free 5.0 đời 2014. Bạn có thể tham khảo Free đời 2013 ở bài viết https://yeuchaybo.com/nike-free-flyknit-ket-hop-cong-nghe-chua-hoan-hao/, còn Free đời 2014 ở https://yeuchaybo.com/nike-free-flyknit-4-0-nhung-cam-nhan-dau-tien