Phần I: Tổng quan về sốc nhiệt do gắng sức

Nguồn tài liệu: Exertional Heat Stroke, Uptodate 2017
Nhóm biên tập: Đinh Linh, Nguyễn Kiến Quốc, Trần Băng Huyền, Ucbu, Linh Lê, Trần Thanh Mai

1. Định nghĩa sốc nhiệt

Sốc nhiệt là tình trạng gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất. Chẩn đoán sốc nhiệt khi nhiệt độ trung tâm cơ thể tăng quá 40 độ C, đi kèm các rối loạn về tri giác và ý thức.

Quảng Cáo

2. Phân loại sốc nhiệt

Sốc nhiệt chia thành hai loại:

  1. Sốc nhiệt không do gắng sức (sốc nhiệt kinh điển): thường xảy ra sau tiếp xúc với thời tiết nóng và ẩm, đặc biệt là trong thời gian dài, ví dụ hai hoặc ba ngày. Thường gặp nhất ở người cao tuổi, trẻ em, và những người có bệnh lý mạn tính.
  2. Sốc nhiệt do gắng sức (Exertional Heat Stroke, viết tắt EHS): gây ra bởi tăng nhiệt độ cơ thể liên quan tới hoạt động thể lực với cường độ cao trong thời tiết nóng. Bất cứ ai luyện tập hoặc làm việc trong thời tiết nóng đều có thể bị sốc nhiệt do gắng sức, nhưng thường gặp nhất là vận động viên trẻ, quân nhân, công nhân lao động trong nhiệt độ cao.

3. Dịch tễ học

Tình trạng sốc nhiệt do gắng sức đang có xu hướng gia tăng mạnh, mặc dù vận động viên, huấn luyện viên và nhân viên y tế đã và đang được đào tạo bài bản và chuyên sâu về vấn đề này. Nguy hiểm hơn cả, EHS có thể dẫn đển tử vong và số ca tử vong từ năm 2005 đến 2009 cao hơn bất cứ khoảng thời gian 5 năm nào trong vòng 35 năm đổ lại đây.

Theo cơ quan kiểm soát và phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm ở các trường cấp 3 có trung bình 9237 trường hợp sốc nhiệt do thể thao. Báo cáo của Hiệp hội bóng bầu dục Hoa Kỳ năm 2008 cho thấy: có 31 vận động viên tử vong do EHS từ năm 1995. Hầu hết các trường hợp xảy ra trong mùa hè với nhiệt độ và độ ẩm cao, cũng như tình trạng sức khoẻ của vận động viên không ở mức tốt nhất. Tỷ lệ gặp EHS khi chơi bóng bầu dục chuyên nghiệp là 4,5/100 000.

Một nghiên cứu chuyên sâu về những trường hợp tử vong do EHS trong quân đội đã hé lộ những nhân tố quan trọng nhất như sau: tất cả trường hợp tử vong đều do thiếu kiến thức cũng như thiết bị cho sơ cứu, cũng như cơ thể của bệnh nhân đã hoạt động quá mức, ngoài ra tập luyện trong điều kiện khắc nghiệt cũng là nguyên nhân phổ biến. Nhiều tài liệu khác cũng chỉ rõ sự liên hệ giữa sốc nhiệt và yếu tố môi trường nóng ẩm, đặc biệt đối với những môn thể thao sức bền, như chạy marathon.

4. Các yếu tố thuận lợi

Các yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện của EHS có thể chia thành 3 nhóm.

  1. Các yếu tố liên quan đến vận động viên:
    • Nền tảng thể lực chưa tốt
    • Không có sự tập luyện thích nghi với môi trường nhiệt độ cao
    • Hiệu quả tập luyện thấp
    • Tỷ lệ diện tích da trên khối lượng cơ thể thấp (ví dụ như khối lượng cơ lớn,
      người quá cân): sẽ dẫn đến nhiệt lượng sinh ra lớn hơn nhưng lại khó bị thải
      trừ.
  2. Các yếu tố bên ngoài:
    • Sử dụng đồ uống có cồn (bia, rượu) trước khi tập luyện
    • Sử dụng thuốc hoặc các dược phẩm hỗ trợ (ví dụ như chất kích thích)
    • Mất nước
    • Nhiễm vi rút, vi khuẩn: có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế kích hoạt các cytokine, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng duy trì nhiệt của cơ thể
    • Có tiền sử sốc nhiệt
    • Suy giảm chức năng tuyến mồ hôi
    • Có diện tích da lớn bị sẹo
    • Phơi nhiễm bức xạ X-quang
  3. Yếu tố bẩm sinh:
    • Loạn sản ngoại bì: gây giảm tiết mồ hôi, qua đó làm giảm khả năng duy trì nhiệt cơ thể
    • Giảm tiết mồ hôi tự phát mãn tính
    • Giới tính nam
    • Người gốc Châu Á Thái Bình Dương

Thuốc hay chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến sốc nhiệt qua nhiều cơ chế khác nhau, như giảm khả năng thoát mồ hôi, rối loạn hệ thống tuần hoàn máu, tăng nhiệt năng cơ thể, rối loạn cân bằng nước và khoáng, giảm khả năng nhận thức cơ thể, do đó vận động viên không biết cần dừng lại lúc nào. Một số danh mục thuốc và thức ăn được khuyến cáo có liên hệ đến EHS bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc kháng histamine (ví dụ các thuốc giảm đau như Decolgen, thuốc chống
    dị ứng)
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn beta giao cảm (nhóm thuốc tim mạch)

Trong danh sách thuốc bổ cho vận động viên, hầu như không có mối liên hệ trực tiếp đến việc tăng khả năng bị sốc nhiệt, tuy nhiên cũng không nên chủ quan vì có 10 nghiên cứu đã kết luận bổ sung creatine (thường có trong tinh chất protein, ví dụ bột Whey) góp phần làm rối loạn chức năng duy trì nhiệt và cân bằng nước của cơ thể. Cần nhớ rằng, vẫn có nhiều ca sốc nhiệt xảy ra trong quá trình tập luyện mà không liên quan gì đến 3 nhóm nhân tố trên.

Nguồn: https://www.facebook.com/groups/LDRvn/651763251691244/

Quảng Cáo

Các bài viết cùng từ khoá an toàn

Các bài viết cùng từ khoá chạy bộ mùa nóng

Similar Posts

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments